3 điều cha mẹ nên hiểu để trao đổi thành công với con cái tuổi dậy thì

GD&TĐ - Tuổi teen có những niềm khao khát sâu sắc nhất của chúng và nếu tinh ý, các bậc phụ huynh sẽ nhận ra.

Ở tuổi teen, có nhiều khi cảm thấy rất cô đơn (hình minh họa).
Ở tuổi teen, có nhiều khi cảm thấy rất cô đơn (hình minh họa).

Muốn được chú ý

Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng, tư duy logic. Suy nghĩ phức tạp ngày càng tăng này dẫn đến tăng cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân. Tuổi teen có những niềm khao khát sâu sắc nhất của chúng và nếu tinh ý, chúng ta sẽ nhận ra. Niềm mong ước thầm kín của mọi thanh thiếu niên — đó là được chú ý.

Hẳn là bạn đã thấy thường thanh thiếu niên có mặt trong các nhóm ồn ào. Đó không phải là điều đáng ghét mà chỉ bởi, chúng đang khao khát được chú ý.

Chúng quan niệm rằng, càng nhận được nhiều sự chú ý, có nghĩa nhận được quan tâm, chứng tỏ càng cảm thấy mình được coi trọng như một con người trưởng thành thực thụ. Vì vậy, thường thanh thiếu niêu tích cực rất muốn làm việc chăm chỉ, chỉ để trở nên nổi bật hơn. Mỗi sự kiện, hoạt động tụ tập là cơ hội để chúng muốn nói điều gì đó, hoặc để thu hút ánh nhìn và sự khẳng định bản thân.

Hành động bột phát

Do chưa trưởng thành toàn diện, bộ não của chúng chưa chín chắn trong lĩnh vực, vì vậy khả năng cân nhắc hậu quả là chưa thỏa đáng. Thường chúng không nghĩ sâu xa đến hậu quả bao giờ nên đừng mong chờ sự suy xét thấu đảo ở lứa tuổi này. Chúng hành động theo xung động, bột phát mà không có chọn lọc kỹ lưỡng.

Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu tham gia vào các hành vi nguy hiểm, chẳng hạn như đua xe. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu thử quan hệ tình dục, và một số có thể tham gia vào các hoạt động nguy hiểm. Một số thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, như trộm cắp và sử dụng rượu và ma túy.

Động lực chính của chúng là nhận được sự quan tâm để chứng minh giá trị của bản thân. Vì thế, khi chúng hành động tích cực nhưng lại không nhận được sự chú ý tốt, chúng sẽ chuyển hướng sang những hành động tiêu cực. Lúc ấy, sự phản ứng của người lớn là tốt hay là xấu chưa chắc làm chúng quan tâm, mà chúng quan tâm đến việc mình có nhận được sự chú ý hay không mà thôi.

Cảm giác cô đơn luôn xâm chiếm

Khi chúng hành động tốt nhưng không được ai quan tâm, khi chúng hành động xấu cũng chẳng làm thay đổi gì và khi ấy, chúng sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn. Không có sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là của cha mẹ sẽ khiến thanh thiếu niên cảm thấy vô hình và giống như họ đang sống ở một thế giới bị cô lập. Chúng cảm thấy như thể mình không có giá trị.

Cách đây ít lâu, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Teen (Mỹ), trong một cuộc trò chuyện của nhóm đông tại một trường trung học bang Cali, có một thanh thiếu niên nói câu nói thú vị nhưng cách nói vụng về nên không được ai chú ý, lập tức có một nỗi đau hằn lên trên khuôn mặt của cậu bé. Sau một hồi, cậu bé lảng tránh và đi ra chỗ khác. Điều ấy mang lại cảm giác buồn phiền mãi cho cậu bé. Cha mẹ có lúc nào hiểu ra điều ấy?

Trong những năm thiếu niên, chúng có xu hướng tách khỏi cha mẹ của mình. Cha mẹ có thể cảm thấy dường như sự quan tâm mà họ dành cho con em mình bị khước từ, bị phụ bạc.

Sự quan tâm, chú ý của bạn bè đồng trang lứa có khi lại là phép màu để chúng cảm thấy vui hơn, có ý nghĩa hơn là sự quan tâm của cha mẹ. Đó chính là bởi sự quan tâm ấy chưa đúng cách. Nó không mang lại cho chúng cảm giác an toàn và thoải mái. Chính vì thế, cha mẹ cần có cái nhìn thấu đáo, thông cảm để từ đó có những ứng xử phù hợp, giúp con phát triển toàn diện tốt nhất có thể.

Theo Allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.