Cậu bé không chân tay tham gia Cuộc thi Chữ đẹp tuổi thơ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cậu bé không chân, tay Hoàng Quốc Hưng đã nỗ lực vượt qua khó khăn Cuộc thi 'Chữ đẹp tuổi thơ' lần thứ nhất.

Hoàng Quốc Hưng nắn nót từng nét chữ.
Hoàng Quốc Hưng nắn nót từng nét chữ.

Tại Lễ trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất đã diễn ra chiều 25/11, tại Hà Nội, khán giả không khỏi bất ngờ khi có một học sinh không chân, tay tham gia.

Đó là Hoàng Quốc Hưng là học sinh Trường Tiểu học số 2 Minh Lập (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Tham gia cuộc thi, Hưng muốn truyền thông điệp: “Học sinh trên cả nước hãy chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực; trên hết là “luyện nét chữ, rèn nết người”.

Cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất, với chủ đề “Luyện nét chữ, rèn nết người” do Tạp chí Trẻ em Việt Nam phối hợp với Văn phòng phẩm ERAS Việt Nam tổ chức với ý nghĩa tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh tham gia. Qua đó, rèn luyện tính cách kiên trì, tập trung, cẩn thận, trình bày khoa học, chỉn chu, tạo tiền đề cho sự phát triển bản thân của các em trong tương lai.

Phát động từ ngày 31/8-15/10, sau Vòng Online - Sơ loại, Ban Tổ chức đã tiếp nhận hơn 80.000 bài dự thi, trên 60.000 video, gần 200.000 hình ảnh bài viết của thí sinh ở 45 tỉnh/thành phố gửi về hưởng ứng cuộc thi.

Ước tính, cuộc thi đã tiếp cận được hơn 3,2 triệu người, thu hút sự tham gia, phối hợp triển khai của các Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, hệ thống các trường tiểu học trên toàn quốc.

Các thí sinh được nhận giải Nhất

Các thí sinh được nhận giải Nhất

Ông Nguyễn Mạnh Huy, Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam - Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi “Chữ đẹp tuổi thơ” lần thứ nhất - cho biết, hơn 80.000 thí sinh tham gia đều rất đáng khen ngợi, tự hào, bởi các em đã dám thử sức mình, chiến thắng bản thân ở sân chơi đòi hỏi hình thành và phát huy rất nhiều đức tính kiên trì, tập trung, chỉn chu, tạo tiền đề cho sự phát triển bản thân trong tương lai...

“Đặc biệt, cuộc thi còn hướng đến ý nghĩa phát triển phong trào gìn giữ, tôn vinh chữ đẹp Việt Nam ở phạm vi toàn quốc. Do đó, ngoài tiêu chí kết quả điểm số đạt được của thí sinh, Ban Tổ chức còn xem xét ở một số tiêu chí khác như: Tiêu chí quốc tịch, vùng miền, thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, thí sinh nghị lực vượt khó...”, ông Nguyễn Mạnh Huy chia sẻ.

Các thí sinh được nhận giải Nhì.

Các thí sinh được nhận giải Nhì.

Đánh giá về chất lượng các bài dự thi năm nay, TS Xuân Thị Nguyệt Hà - Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Trưởng Ban Giám - cho biết: "Trong số hàng vạn bài dự thi năm nay, nhiều bài, thí sinh viết đúng mẫu chữ được quy định tại Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Đặc biệt, có nhiều bài dự thi trình bày đúng, đẹp và có sáng tạo".

Yui Yoshizaki, lớp 4US - Trường Liên cấp Dạ Hợp (Hoà Bình) - thí sinh mang hai quốc tịch Việt Nam - Nhật Bản gây ấn tượng bởi nét chữ đẹp. Yui Yoshizaki bày tỏ: “Từ nhỏ, em đã được gia đình, thầy cô khích lệ, động viên luôn ý thức, gìn giữ nét chữ Việt.

Các thí sinh được nhận giải Ba.

Các thí sinh được nhận giải Ba.

Sau một thời gian làm việc nghiêm túc và công tâm, Hội đồng Ban Giám khảo đã thống nhất chọn ra các tác phẩm đoạt giải, gồm 3 giải Nhất (mỗi giải gồm 15.000.000đ, Giấy chứng nhận và quà tặng).

4 giải Nhì (mỗi giải gồm 5.000.000đ, Giấy chứng nhận và quà tặng).

4 giải Ba (mỗi giải gồm 3.000.000đ, Giấy chứng nhận và quà tặng).

20 giải Tư (mỗi giải gồm 1.000.000đ, Giấy chứng nhận và quà tặng) và hệ thống giải thưởng phụ, với tổng giá trị giải thưởng lên tới gần 300 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ