Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao?

Hơn 1 tháng sau khi được 1 tình nguyện viên cứu sống khi đang nằm đói khát trên đường phố Nigeria, cậu bé Hope hiện giờ đang có cuộc sống ra sao?
Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao?

Chắc chắn rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ như in hình ảnh cậu bé 2 tuổi bị bỏ mặc đói khát trên đường phố Nigeria cách đây vài tháng. Chỉ vì lo sợ Hope là phù thủy mà người dân đã nhẫn tâm xa lánh, bỏ đói cậu bé.

Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 1.

Bức ảnh về cậu bé gầy gò bị bỏ mặc đói khát trên đường phố khiến nhiều người đau lòng.

May mắn bởi vào thời điểm đó, Hope đã được tình nguyện viên Anja Ringgren Lovén, người sáng lập ra tổ chức phát triển và giáo dục cứu trợ trẻ em châu Phi, cứu giúp. Bức ảnh cô Anja cầm nước và bánh đút cho Hope ăn khiến hàng triệu con tim rung động bởi ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi bức ảnh nhận được sự chú ý của toàn thể thế giới, giờ đây, Hope đã có 1 cuộc sống mới thật hạnh phúc, đủ đầy bên trong 1 trại trẻ mồ côi. Được biết, 2 tuần trước, Hope đã được xuất viện. Hình ảnh bụ bẫm, đáng yêu của cậu bé hiện tại khiến nhiều người khó lòng mà tin được đây chính là cậu bé gầy trơ xương đã được cứu vào đầu tháng Hai vừa qua.

Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 2.

Do được chăm sóc đầy đủ nên Hope rất bụ bẫm.

Những hình ảnh mới nhất về Hope được nữ tình nguyện viên Anja chia sẻ trên mạng xã hội. Bên cạnh những bức ảnh về cậu bé, cô Anja còn vui vẻ chia sẻ về ý nghĩa cái tên mà cô đặt cho Hope. "Hope là 1 cái tên rất đặc biệt đối với tôi. Không chỉ mang ý nghĩa Hy vọng, HOPE còn là từ viết tắt của cụm "Help One Person Everyday"", cô Anja nói.

Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 3.
Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 4.
Cậu bé đói khát trong bức ảnh gây chấn động thế giới giờ ra sao? - Ảnh 5.

Hope vui vẻ sống cùng các trẻ em khác trong trại mồ côi.

Theo kenh14.vn
Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

Sự kiên nhẫn của phương Tây sắp hết

GD&TĐ - Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine bị cho là bắt đầu suy yếu, và trong khi các chính phủ châu Âu đang nỗ lực thì người dân của họ lại mất niềm tin.
Một chiếc ghế đẩu lặn vẫn còn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Smithsonianmag.com

Nỗi hổ thẹn ghế đẩu lặn

GD&TĐ - Từ nửa cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, Vương quốc Anh tự hào sử dụng thiết bị trừng phạt tên là ghế đẩu lặn để dìm 'phụ nữ lắm lời' xuống nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Tuyên bố mới của ông Shoigu

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Nga ngày 26/9 cho biết, quân đội Nga sẽ tiếp tục chiến đấu để đạt được các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Những điểm yếu trên Abrams được Nga công bố.

Tử huyệt Abrams phơi bày trước ATGM

GD&TĐ - Lực lượng Nga đang tăng cường học cách tiêu diệt xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams khi những chiếc đầu tiên đã đến Kiev.
Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

Nga đứng trước lựa chọn sinh tử

GD&TĐ - Để chặn đòn đánh của từ hướng bờ, trên mặt biển, dưới đáy nước và từ trên không của Ukraine, Nga chỉ còn cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đen.