Cấp cứu thành công bệnh nhân người Nhật Bản hôn mê, sốc tim do nhịp tim quá chậm

GD&TĐ - Vừa qua, khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108 đã cấp cứu thành công một bệnh nhân người Nhật Bản hôn mê, sốc tim do nhịp tim quá chậm.

Ông K. 75 tuổi, quốc tịch Nhật Bản vào viện vì hôn mê, tụt huyết áp, nhịp tim rời rạc 28 lần/phút phải đặt ống nội khí quản thở máy và dùng thuốc vận mạch.

Sau khi được sơ cứu, và đặt máy tạo nhịp tạm thời, nhịp tim bệnh nhân được duy trì ở mức bình thường, huyết động cải thiện.

Sau 2 ngày cấp cứu tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, được rút ống nội khí quản, các bác sỹ xác định nguyên nhân nhịp tim chậm của ông do chứng blốc nhĩ thất hoàn toàn không hồi phục. Do vậy ông bắt buộc phải dùng đến máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Bệnh nhân K 75 tuổi, quốc tịch Nhật Bản nhập viện trong tình trạng hôn mê tụt huyết áp, nhịp tim rời rạc 28 lần/phút phải đặt ống nội khí quản thở máy và dùng thuốc vận mạch. Nguồn: BV.Bệnh nhân K 75 tuổi, quốc tịch Nhật Bản nhập viện trong tình trạng hôn mê tụt huyết áp, nhịp tim rời rạc 28 lần/phút phải đặt ống nội khí quản thở máy và dùng thuốc vận mạch. Nguồn: BV.

Được biết hoàn cảnh của vợ chồng ông K khá khó khăn: Vợ ông là người Nha Trang, với đam mê với nghề trồng rau sạch mà đến với nhau ở tuổi xế chiều. Vì yêu người vợ ấy mà ông yêu luôn đất nước và con người Việt Nam, bỏ hết mọi phúc lợi công dân xứ mặt trời mọc để sang Việt Nam sinh sống.

Lúc vào viện cấp cứu, ông không có bảo hiểm y tế trong khi việc đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn và các phương pháp chẩn đoán, điều trị rất tốn kém.

TS. Đặng Việt Đức – PT CNK Hồi sức tim mạch cho biết: “Mỗi bệnh nhân đến với khoa chúng tôi thường trong tình trạng thập tử nhất sinh với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên điểm chung là hầu như ai cũng có hoàn cảnh và những câu chuyện đặc biệt phía sau. Như bao bệnh nhân khác, sau khi biết hoàn cảnh của ông K, một mặt chúng tôi vẫn cấp cứu bằng tất cả những gì đang có, một mặt luôn tìm mọi cách hỗ trợ tối đa cho người bệnh trong khả năng của từng cá nhân và tập thể”.


Sau 1 tuần điều trị, như được hồi sinh, cảm động trước tình cảm và chuyên môn của các y bác sỹ khoa Hồi sức tim mạch – Bệnh viện TWQĐ 108, ông K bộc bạch những cảm xúc chân thật nhất tới đội ngũ y bác sỹ khoa Hồi sức Tim mạch. “Tôi bị bệnh lúc nào không rõ, 3 ngày được cấp cứu ở Bệnh viện lúc đấy không biết được vào viện lúc nào. Khi tỉnh lại, ngày cũng như đêm các bác sĩ ở đây rất tận tình, luôn theo dõi và chăm sóc tôi. Cũng chính vì vậy các y bác sĩ đã lấy lại được sinh mạng cho tôi, tôi vô cùng cảm ơn!”

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?

Ở người trưởng thành, nút xoang phát xung nhịp từ 60-100 lần một phút, do vậy nhịp tim bình thường cũng dao động trong khoảng đó. Nhịp tim dưới 60 lần được gọi là nhịp chậm.

Đối với một số người khỏe mạnh hoặc vận động viên, nhịp tim thường chậm khoảng 40-50 nhịp/phút, bởi tim ở những đối tượng này chỉ cần bóp ít nhịp đã đủ để đi nuôi cơ thể. Những trường hợp còn lại, nhịp tim dưới 60 phút có thể do bệnh lý của đường dẫn truyền…

Nhịp tim chậm sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, đặc biệt là não, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: mệt mỏi, đau ngực, choáng váng, thậm chí có thể ngất nếu tiếp tục kéo dài mà không được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn cả trong trường hợp nhịp tim quá chậm gây ngừng tim có thể sẽ đe dọa đến tính mạng. Do vậy trong một số trường hợp nhịp tim quá thấp, bác sĩ thường có chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật đặt máy tạo nhịp, để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.