Cánh diều vàng 2018 sẽ “căng gió”?

GD&TĐ - Cánh Diều Vàng là giải thưởng điện ảnh hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam, được trao cho những tác phẩm điện ảnh sản xuất trong năm trước đó. Vào thời điểm này, lễ trao giải Cánh diều vàng 2018 chưa chính thức diễn ra nhưng không khí đã rất rộn ràng tại các rạp chiếu. Bên cạnh đó, khán giả vẫn tỏ ra lo ngại khi những mùa giải trước, Cánh diều vàng vẫn còn nhiều lắng cặn.   

Cánh diều vàng 2018 sẽ  “căng gió”?

Nhìn lại một chặng đường khó khăn

Vài năm trở lại đây, Cánh diều vàng ngày càng rút ngắn số lượng giải thưởng. Thực tế, so với gần 50 phim điện ảnh ra rạp năm 2016 thì số lượng 19 phim dự giải Cánh diều năm 2017 là con số khá khiêm tốn.

Đặc biệt, trong 19 phim aày, các phim chủ yếu là của các hãng tư nhân sản xuất, nhất là các công ty ở phía Nam. Đây là năm đầu tiên, giải Cánh diều thiếu vắng bóng dáng của phim nhà nước.

Tuy vậy, so với Cánh diều 2014 với 3 phim nhà nước gồm: Những người con của làng, Sống cùng lịch sử, Mộ gió; Cánh diều 2015 với 6 phim: Trên đỉnh bình yên, Cuộc đời của Yến, Nhà tiên tri, Mỹ nhân, Đường xuyên rừng, Người trở về... tham dự thì Cánh diều 2016 quả là một năm đáng buồn của điện ảnh mang vai trò “trụ cột”.

Đề cập đến chuyện vì sao phim ra rạp nhiều mà phim dự giải Cánh diều lại rất khiêm tốn, nhiều chuyên gia lý giải rằng, đó không phải là câu chuyện mới xảy ra. Từ những năm trước, chính diễn viên Quyền Linh - thành viên BTC Cánh diều đã “kêu trời” vì nhiều đơn vị sản xuất không mặn mà với giải thưởng này của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Thậm chí, có thời điểm gần sát ngày diễn ra lễ trao giải mà số lượng phim dự giải vẫn lẻ tẻ, thưa vắng… Và một trong những lý do được các chuyên gia nhận định là do Cánh diều ngày càng kém sức hút khiến cho các hội viên không còn hào hứng tham gia.

   5 bộ phim dự Cánh diều vàng 2018 bao gồm “Bạn gái tôi là sếp” (đạo diễn Hàm Trần, thực hiện từ phim ăn khách của Thái-lan), “Ngày mai Mai cưới” (phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Tấn Phước, dựa trên series phim hài của Indonesia), “Em chưa 18” (đạo diễn Lê Thanh Sơn, phim giành giải Bông sen vàng 2017), “Cô gái đến từ hôm qua” (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), và phim “Ở đây có nắng” (đạo diễn Đỗ Nam).

Trong khi đó, điều đáng nói là các phim truyện điện ảnh dự giải Cánh diều đa phần là phim thương mại, nặng tính giải trí hoặc thị trường thì những bộ phim nhỉnh hơn về tính nghệ thuật nhưng có sự hợp tác với nước ngoài lại bị Cánh diều thẳng thừng nói “không”.

Ở Cánh diều 2015, Hội Điện ảnh Việt Nam đã từ chối thẳng thừng việc cho phim “Em là bà nội của anh”, một bộ phim có doanh thu “khủng” nhất năm vì đây không phải là phim thuần Việt. Ở Cánh diều 2016 bộ phim “Vệ sỹ Sài Gòn” lại tiếp tục bị liệt vào danh sách cần xem xét với lý do được thực hiện bởi đạo diễn người Nhật.

Không chỉ vài năm gần đây, quay ngược thời gian về những mùa giải xa hơn trước đó, Cánh diều vàng từng vướng không ít sự cố mà theo công chúng, truyền thông là khó chấp nhận như: Trao giải cho phim chưa kịp công chiếu hoặc công chiếu trước đó đã 3 năm, trái với quy định trao giải cho các tác phẩm của năm trước đó.

Trong số các tác phẩm này có thể kể ra phim “Trò đùa của Thiên lôi” (giải Cánh diều bạc 2003, đến 2007 vẫn chưa ra mắt khán giả), “Chuyện của Pao” (giải Cánh diều vàng 2005 khi chưa công chiếu).

Tương tự các phim: “Hải quỳ”, “Đi trong giấc ngủ”, “Có một chuyến đi”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Đường thư”, “Cầu ông Tượng”... dù tham dự Cánh diều vàng từ những năm trước, nhưng tới 2007 vẫn chưa ra mắt khán giả.

Đem giải Cánh diều vàng so sánh với những giải thưởng của điện ảnh quốc tế, có thể nhận thấy điểm khác biệt là hầu hết những phim đoạt giải cao nhất đều... thất bại về doanh thu. Chỉ một vài bộ phim như: “Áo lụa Hà Đông”, “Cánh đồng bất tận” là trường hợp hiếm hoi thành công về mặt thương mại.

Ngoài yếu tố chuyên môn, Cánh diều vàng còn “mất điểm” bởi những sự cố không đáng có tại các lễ trao giải. Cụ thể, Lễ trao giải Cánh diều vàng 2016 tại TP.HCM, mặc dù theo quan điểm của Hội Điện ảnh là trang trọng và giản dị nhưng lễ trao giải có phần giản dị quá, thậm chí tẻ nhạt và không thiếu “sạn”. “Hạt sạn” lớn nhất, khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu là việc ban tổ chức đã đặt thiếu cúp để trao cho các nghệ sĩ đoạt giải.

Khi công bố hạng mục Nam, nữ diễn viên chính xuất sắc thể loại Phim truyền hình, 3 nghệ sĩ được vinh danh là Lã Thanh Huyền, Hồng Đăng (phim Zippo, mù tạt và em) và Minh Trang (phim Chiều ngang qua phố cũ).

Trong đó, Lã Thanh Huyền và Minh Trang cùng nhận giải Nữ diễn viên phim truyền hình xuất sắc. Cả 3 nghệ sĩ được mời lên sân khấu nhận giải nhưng chỉ có Lã Thanh Huyền và Hồng Đăng là có cúp, nghệ sĩ Minh Trang đứng... cười trừ và tay không rời sân khấu. 

Bên cạnh sự cố thiếu cúp trao giải, Cánh diều 2017 còn gặp trục trặc kỹ thuật. Ngay sau khi MC công bố giải Cánh diều dành cho hạng mục phim hoạt hình thì đã xảy ra sự cố mất điện. Toàn bộ khu vực sân khấu và phía khán giả tối om. Chương trình đã buộc phải tạm dừng trong vài phút để xử lý sự cố kỹ thuật.

Hướng về tương lai

Nếu nhìn xa hơn, giải thưởng không chỉ là sân chơi vinh danh thuần túy mà còn phải tạo ra động lực cho sự phát triển, phát hiện, ươm mầm những tài năng điện ảnh mới... Bởi thế, đến hẹn lại lên, Cánh diều vàng 2018 vẫn hừng hực khí thế.

Ngay lúc này, thông tin từ Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương cho biết, hãng sẽ trình chiếu năm bộ phim truyện điện ảnh Việt Nam dự giải Cánh diều vàng 2018. Tất cả các buổi chiếu được mở cửa tự do cho công chúng. Đây được coi là một tín hiệu vui đối với khán giả và cả giới chuyên môn.

5 bộ phim dự Cánh diều vàng 2018 bao gồm “Bạn gái tôi là sếp” (đạo diễn Hàm Trần, thực hiện từ phim ăn khách của Thái-lan), “Ngày mai Mai cưới” (phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Tấn Phước, dựa trên series phim hài của Indonesia), “Em chưa 18” (đạo diễn Lê Thanh Sơn, phim giành giải Bông sen vàng 2017), “Cô gái đến từ hôm qua” (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), và phim “Ở đây có nắng” (đạo diễn Đỗ Nam). Các phim được chiếu tại phòng chiếu của hãng vào 20 giờ hằng ngày từ ngày 9 đến 13-4.

Hơn bao giờ hết, sân chơi này cần sự trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp hơn để xứng đáng là một giải thưởng hàn lâm, uy tín của Hội điện ảnh Việt Nam. Nếu có những thay đổi tích cực, Cánh diều vàng năm nay chắc chắn vẫn sẽ là một sự kiện đáng mong chờ.

   5 bộ phim dự Cánh diều vàng 2018 bao gồm “Bạn gái tôi là sếp” (đạo diễn Hàm Trần, thực hiện từ phim ăn khách của Thái-lan), “Ngày mai Mai cưới” (phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Tấn Phước, dựa trên series phim hài của Indonesia), “Em chưa 18” (đạo diễn Lê Thanh Sơn, phim giành giải Bông sen vàng 2017), “Cô gái đến từ hôm qua” (đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), và phim “Ở đây có nắng” (đạo diễn Đỗ Nam). Các phim được chiếu tại phòng chiếu của hãng vào 20 giờ hằng ngày từ ngày 9 đến 13-4. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ