Cảnh báo thói quen uống nước có thể gây ung thư, nhiều người thường xuyên mắc phải

Mới đây, cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết quả nghiên cứu: Uống đồ uống nóng được cho là một nhân tố có thể gây ung thư cho con người.

Đây là kết quả nghiên cứu của một nhóm 23 nhà khoa học quốc tế sau khi phân tích tất cả các dữ liệu có sẵn về các nhân tố ung thư của một loạt các đồ uống nóng, bao gồm cả cà phê và trà. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân gây ung thư là do nhiệt độ khi uống, chứ không phải thành phần đồ uống.

Cụ thể, theo các chuyên gia, nếu thường xuyên sử dụng đồ uống ở nhiệt độ trên 65 độ C, có thể khiến con người phát triển bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Điều này một lần nữa khiến nhiều người thực sự lo lắng vì thói quen khó bỏ của mình.

Đồ uống nóng sẽ làm tổn thương nhiêm mạc, lâu dần dễ dẫn đến ung thư. Ảnh minh họa.
Đồ uống nóng sẽ làm tổn thương nhiêm mạc, lâu dần dễ dẫn đến ung thư. Ảnh minh họa.

Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân là vì đồ uống ở nhiệt độ nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản mỏng manh của chúng ta. Khi bị tổn thương nhiều lần, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cũng đã liệt kê nước nóng trên 65 độ C là chất gây ung thư nhóm 2A. Khi vượt quá nhiệt độ này đều có nguy cơ gây ung thư thực quản do làm hỏng các tế bào màng nhầy của miệng và dạ dày.

Nên ăn, uống ở nhiệt độ bao nhiêu là an toàn?

Theo nghiên cứu, quá trình bắt đầu nuốt thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày mất khoảng 9 giây. Nếu nhiệt độ của thực phẩm quá cao, nó sẽ đốt cháy niêm mạc thực quản và khiến nó bị hoại tử. Nếu tiếp tục ăn uống như vậy trong một thời gian dài, sẽ trở thành ung thư.

Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10 - 40 độ C. Ảnh minh họa.
Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10 - 40 độ C. Ảnh minh họa.

Ngoài ung thư thực quản, thực phẩm "nóng" còn gây ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia, khoang miệng, thực quản và dạ dày chịu nhiệt độ không giống nhau. 

Ở khoang miệng chịu được nhiệt độ là 65° C đến 70° C, độ chịu nhiệt ở niêm mạc thực quản là 45° C đến 50° C; độ chịu nhiệt ở niêm mạc dạ dày là 40° C. Vì vậy, thông thường sẽ xuất hiện tình trạng như thực phẩm đi vào khoang miệng không nóng nhưng lại có thể gây "bỏng" ở thực quản và dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày, xói mòn dạ dày.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo khi ăn uống bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn quá nóng. Nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm ở mức 10 - 40 độ C, với một vài món đặc thù có thể tiêu thụ ở mức cao hơn là 50 độ C nhưng phải hạn chế.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.