Cảnh báo loài giun ăn thịt khổng lồ "tấn công" nước Pháp

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu về sinh vật học người Pháp cảnh báo về loài giun ăn thịt khổng lồ đang ngầm "xâm chiếm” lãnh thổ nước này trên khắp 4 châu lục.

Cảnh báo loài giun ăn thịt khổng lồ "tấn công" nước Pháp
Cảnh báo loài giun ăn thịt khổng lồ "tấn công" nước Pháp ảnh 1

Giun khổng lồ ăn thịt đồng loại xuất hiện ở nước Pháp gần 20 năm.

 Theo các chuyên gia nghiên cứu, loài sinh vật lạ này đã tồn tại được gần 20 năm nay và gây ra mối đe dọa lớn cho hệ động vật.
Nhà sinh vật học ean-Lou Justine cùng với 4 đồng nghiệp khác đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài 5 năm trên hơn 700 con giun khổng lồ và vừa công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học PeerJ vào ngày 22/5 vừa qua. 5 năm trước, nhà tự nhiên học Pierre Gros – nằm trong nhóm nghiên cứu – bắt đầu gửi cho chuyên gia Justine 3 bức ảnh về loại giun mà anh phát hiện trong vườn.

Loại giun “ngoài hành tinh” này được xác định là sinh vật sinh sản vô tính (hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái). Loại giun này có nguồn gốc từ châu Á và thức ăn của nó là giun đất. Giun ăn thịt khổng lồ sẽ tiết ra loại vũ khí sinh học là chất độc thần kinh cực mạnh tetrodotoxin làm tê liệt con mồi. 

Cảnh báo loài giun ăn thịt khổng lồ "tấn công" nước Pháp ảnh 2

Loại giun này có thể phát triển dài tới 1m.

Thông qua nghiên cứu, đội ngũ của nhà sinh vật học Justin đã nhận diện ra 5 loại giun khổng lồ khác nhau xuất hiện tại nước Pháp cũng như các vùng lãnh thổ thuộc Pháp ở nước ngoài. Một trong năm loại được xác định, giun đầu búa (Hammerhead) có thể phát triển và dài tới 1m.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao những con giun màu sáng và dài như thế này lại không được các nhà khoa học và giới chức của một quốc gia châu Âu phát triển chú ý trong một thời gian dài như vậy”, bản nghiên cứu có viết.
Các nhà khoa học Pháp cảnh báo các loài giun trên có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Trước đó, loài giun đầu búa này xuất hiện tại Scotland và Ireland đã khiến cho lượng cỏ nông nghiệp hai nước này giảm 6%.
Theo Tin tức

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ