Cảnh báo khẩn cấp chưa có tiền lệ tại con sông lớn nhất Trung Quốc

GD&TĐ - Con sông lớn nhất Trung Quốc là sông Dương Tử và một số nhánh của nó đã dâng cao lên mức nguy hiểm sau nhiều ngày mưa lớn, buộc hàng chục ngàn người phải rời nhà. Nhà chức trách đưa ra cảnh báo ứng phó khẩn cấp chưa có tiền lệ.

Mực nước ở sông Dương Tử cao mức nguy hiểm.
Mực nước ở sông Dương Tử cao mức nguy hiểm.

Trung Quốc chứng kiến lượng mưa lớn bất thường trong mùa lũ này, trong đó khu vực phía tây nam và trung tâm lưu vực sông Dương Tử phải chịu gánh nặng của lũ lụt. Bộ Tài nguyên nước cho biết 38 phụ lưu trên thượng nguồn sông Dương Tử cao hơn mức cảnh báo và 19 phụ lưu ở mức nguy hiểm.

Tỉnh Tứ Xuyên ở phía Tây Nam, bao gồm một phần thượng nguồn chính của sông Dương Tử, lần đầu tiên đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lên mức cao nhất khi các con sông tràn bờ và làng mạc, đất nông nghiệp bị ngập. Cơ quan kiểm soát lũ lụt Tứ Xuyên cho biết, sông Qingyi, một nhánh thượng lưu của sông Dương Tử, đã chứng kiến trận lũ lụt tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Thành phố Yaaan đã buộc phải sơ tán hơn 36.000 người khi dòng sông này tràn bờ vào hôm qua (17/8).

Lưu vực sông Dương Tử và sông Hoài đã có lượng mưa cao nhất kể từ khi ghi nhận số liệu vào năm 1961, theo các quan chức. Khoảng 634 dòng sông trên khắp cả nước đã vượt quá các mức cảnh báo lũ chính thức.

Tính đến tuần trước, 63 triệu người đã bị ảnh hưởng khi lũ lụt cao hơn 12,7% so với mức trung bình của 5 năm qua – ông Zhou Xuewen, Thứ trưởng Bộ Quản lý khẩn cấp cho biết. Theo ông Zhou, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên tới 25,82 tỉ USD, cao hơn 15,5% so với mức trung bình của 5 năm.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.