Canada: Điểm đến của sinh viên châu Âu "hậu Brexit"

GD&TĐ - Theo báo cáo mới đây của tổ chức giáo dục IDP Education, Canada là điểm đến du học được yêu thích nhất trên thế giới với 27% du học sinh coi nước này là quốc gia học tập lý tưởng.

Canada là điểm đến du học được yêu thích nhất.
Canada là điểm đến du học được yêu thích nhất.

Bám sát ở vị trí thứ hai là Mỹ với 20% bình chọn, trong khi Australia và Vương quốc Anh cùng xếp thứ 3 với 19%.

Nhiều sinh viên quốc tế đang đổ xô đến các trường đại học Canada thay vì đối thủ cạnh tranh như Mỹ, Anh và Australia. Tuy được xếp hạng cao nhất về lựa chọn điểm đến du học, Canada lại không được đánh giá cao về chất lượng đào tạo.

Trong khi sinh viên châu Á vẫn chiếm số lượng lớn du học sinh tại Canada, nghiên cứu chỉ ra quốc gia này ngày càng được đông đảo sinh viên châu Âu đón nhận. Ước tính, 7/10 sinh viên quốc tế đăng ký học tại Canada năm 2021 là công dân châu Âu.

Lý giải điều này, các chuyên gia giáo dục nhận định số lượng du học sinh châu Âu tăng đột biến có thể do vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, còn gọi là Brexit. Sinh viên châu Âu trước đây coi Anh là điểm đến du học hàng đầu vì họ được giảm giá học phí hoặc được miễn học phí. Ngoài ra, chất lượng đào tạo của Anh cũng thuộc hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, “hậu Brexit”, nhiều người lo ngại chi phí học tập và sinh hoạt tại Anh sẽ tăng cao, dù nhiều trường đại học Anh đang cung cấp mức học phí ưu đãi cho sinh viên châu Âu. Năm 2021, các trường đại học Anh báo cáo số lượng sinh viên EU đăng ký theo học giảm 50%, trong khi tổ chức tuyển sinh Anh UCAS ghi nhận sự sụt giảm 43% số lượng đơn đăng ký của sinh viên EU so với năm 2020.

Ngược lại, Canada ghi nhận số lượng đơn đăng ký du học cao kỷ lục với gần 450.000 đơn vào năm 2021, vượt qua con số ấn tượng năm 2019 là 400.000 đơn. Ước tính, du học sinh châu Á chiếm số lượng hàng đầu, trong đó Ấn Độ đứng ở vị trí thứ nhất với hơn 217.000 sinh viên, tăng 21% so với năm 2020.

Theo dữ liệu của Cơ quan nhập cư, người tị nạn và quốc tịch Canada (IRCC), quốc gia này hiện có 622.000 sinh viên quốc tế, cao thứ 2 sau năm 2019 là 640.000 sinh viên. Sau Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp là những quốc gia có đông sinh viên theo học tại Canada.

Bên cạnh sinh viên châu Á, châu Âu, du học sinh Nam Phi cũng đặc biệt quan tâm đến chương trình du học Canada. Ông Nicholas Avramis, tư vấn viên du học, cho biết, sinh viên Nam Phi quan tâm nhiều nhất đến lĩnh vực đào tạo công nghệ tại Canada. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể tham gia vào đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao tại quốc gia này.

Các chuyên gia giáo dục nhận định làn sóng sinh viên quốc tế mới tại Canada phù hợp với sáng kiến của chính phủ trong việc thúc đẩy nhập cư trong những năm tới. Vào giữa tháng 2/2022, Chính phủ Canada đã công bố Kế hoạch mức độ nhập cư giai đoạn 2022 - 2024 với mục tiêu tăng số lượng thường trú nhân vào năm 2024. Theo dự kiến, Canada sẽ chào đón gần 432.000 người nhập cư mới trong năm 2021.

Bộ trưởng Nhập cư Sean Fraser cho biết, Canada đang lên kế hoạch hỗ trợ sinh viên quốc tế trở thành thường trú nhân trong thời gian tới. Điều này mở rộng cơ hội học tập và làm việc của du học sinh tại xứ sở lá phong.

Theo SI

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.