Ông Vũ Văn Tiến cho rằng, doanh nghiệp cần cung cấp cho nhà trường nhiều hơn nữa các chương trình đi học tập, làm việc và các cơ hội học tập, làm việc ở từng thị trường để nhà trường đưa vào thông tin tuyển sinh, tư vấn học nghề.
Trên cơ sở đó, Nhà trường thực hiện tuyển sinh và tổ chức đào tạo (tư vấn tuyển sinh, đào tạo nghề và các kỹ năng mềm) dưới sự phối hợp (đồng hành) của doanh nghiệp ngay từ đầu và trong suốt quá trình đào tạo, qua đó giúp sinh viên thực hiện tốt việc học và lao động của mình.
Quang cảnh hội thảo |
Thực tế, hiện nhiều trường ĐH-CĐ cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty XKLĐ để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc XKLĐ... Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề...
Khi trở về nước, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao nhờ hội tụ các yếu tố về ngoại ngữ, tay nghề, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm quản lý... mở ra một cơ hội mới cho bản thân cũng như phục vụ cho xã hội.
Đông đảo đại biểu là đại diện các trường ĐH-CĐ tham dự hội thảo |
Và để việc thực hiện các chương trình kiểu trên cho sinh viên, thực hiện tốt hơn, đúng hơn vai trò của xuất khẩu lao động, các trường cần thực hiện tư vấn, giới thiệu các ứng viên để doanh nghiệp tuyển chọn theo từng chương trình đã thông tin và được người học đăng ký. Song song đó, các trường cần phải định hướng, lựa chọn một ngoại ngữ phù hợp với định hướng học tập, làm việc sau đào tạo.
Trên cơ sở đó, ông Vũ Văn Tiến cho rằng đã đến lúc cần thiết triển khai các mô hình gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập,làm việc ở nước ngoài bằng Hợp đồng lao động trong đào tạo giữa Doanh nghiệp và nhà trường, tạo cầu nối tốt hơn cho sinh viên trong việc phái cử thực tập sinh ở nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động.