Cần vinh danh Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú tại nơi cư trú

GD&TĐ - Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, khi nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cần vinh danh tại nơi cư trú.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh thảo luận tại hội trường - sáng 20/11.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh thảo luận tại hội trường - sáng 20/11.

Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Góp ý tại Điều 2 của dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định) cho rằng, tôn vinh là hình thức công nhận thành tích hay cống hiến một việc gì đó. Vì vậy khoản 1 Điều 3, sau cụm từ “tôn vinh” nên bổ sung thêm cụm từ “khi có cống hiến cho sự nghiệp giáo dục”.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị, khi nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, cần vinh danh tại nơi cư trú của nhà giáo. Đây vừa là động lực cho nhà giáo, vừa để nhà giáo giữ gìn hình ảnh người thầy phù hợp với danh hiệu của mình.

Thời gian gần đây đôi lúc xảy ra việc phụ huynh hành hung giáo viên hoặc học sinh xúc phạm thầy cô làm ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy, ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị, Điều 11 cần bổ sung quy định những điều phụ huynh, học sinh không được làm đối với nhà giáo. Khi thầy cô vượt quá giới hạn cho phép, phụ huynh và người học cũng không được giải quyết mâu thuẫn trực tiếp với nhà giáo, mà phải thông qua nhà trường, Ban đại diện phụ huynh, cơ quan nhà nước.

Về Điều 9 quy định về nghĩa vụ của nhà giáo, đại biểu đề nghị điều chỉnh thành nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà giáo; đối với một số trách nhiệm của nhà giáo, cần bổ sung nội dung có sự phối hợp của phụ huynh và người học.

Vì vậy, tại khoản 2 Điều 11 quy định về những việc nhà giáo không được làm, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, cần bổ sung một nội dung là nhà giáo không được truyền đạt những kiến thức mà mình không hiểu rõ.

Để thầy cô không vi phạm lỗi này thì cũng cần bổ sung vào điểm a, khoản 2, Điều 8 quy định về quyền của nhà giáo là được từ chối giảng dạy những nội dung chưa được giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

nguyenvantien.jpg
Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Cần có quy định tiêu chuẩn đầu vào với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên.

Phát biểu góp ý, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) cơ bản đồng tình với sự cần thiết việc xây dựng dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ hơn nữa về sự cần thiết. Theo đó giải thích cụ thể tại sao trong Luật Giáo dục đã có 1 Chương quy định về nhà giáo nay lại ban hành Luật nhà giáo?...

Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên.

Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đối với các giáo viên trong tương lai. Về các chính sách hỗ trợ nhà giáo được quy định trong dự thảo Luật, đại biểu cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ này chỉ phù hợp với các cơ sở giáo dục công lập.

Đại biểu băn khoăn, đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo có được hưởng các chính sách hỗ trợ này không? “Nếu không sẽ tạo ra sự mất cân bằng, vì vậy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu nội dung này để đảm bảo tính công bằng đối với các nhà giáo trong xã hội”, đại biểu nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.