Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

GD&TĐ - Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học; phân cấp hơn nữa cho các trường.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn sáng 6/6.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn sáng 6/6.

Sáng 6/6, tiếp tục Chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề thuộc 4 nhóm nội dung chất vấn và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Quan tâm đến vấn đề tự chủ đại học, đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa) khẳng định, đây là chủ trương lớn và là giải pháp để phát triển các trường đại học, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

Chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đại biểu đặt câu hỏi: Quá trình tự chủ đại học thời gian qua đã đạt được những kết quả gì?

Đại biểu Lê Hữu Trí muốn biết những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cản trở chủ trương tự chủ đại học và giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới?

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các trường đại học; trong đó tiếp tục phân cấp hơn nữa cho các trường. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước thông qua việc xác định để thẩm định, đánh giá các chương trình đào tạo...

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, không vì tự chủ mà làm ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất cần thiết. Đối với một số lĩnh vực, Nhà nước sẽ lựa chọn để có đầu tư công, đặc biệt là đối với các trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xác định đầu tư để đặt hàng đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…

Nhà nước sẽ quản lý thông qua các tiêu chí để đánh giá kết quả đầu ra; thu hút sự tham gia đánh giá của những cơ sở sử dụng nguồn nhân lực này để đánh giá và công bố uy tín các trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.