Cần Thơ thí điểm “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” trước cổng trường học

GD&TĐ - Nhằm góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tránh ùn tắc giao thông trước khu vực cổng trường, Ban An toàn giao thông thành phố tổ chức thí điểm mô hình “Thảm an toàn cho học sinh qua đường”

Ban An toàn giao thông thành phố thực hiện thi công trước cổng Trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều).
Ban An toàn giao thông thành phố thực hiện thi công trước cổng Trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều).

Theo ông Mai Minh Ngoan, Chánh Văn phòng Ban ATGT TP Cần Thơ, Ban An toàn giao thông thành phố sẽ tổ chức thí điểm mô hình “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” tại hai điểm trường,

Điểm thứ nhất là Trường THCS Lương Thế Vinh, phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều) và điểm thứ 2 tại Trường Tiểu học Cái Khế 2, phường Cái Khế (quận Ninh Kiều). 

Thông qua mô hình thí điểm này nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là đối với các em học sinh và phụ huynh khi đi sang đường lựa chọn những nơi có bố trí vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Qua đó khảo sát tính hiệu quả của mô hình, tạo tiền đề nhân rộng mô hình tại nhiều địa điểm khác như: khu vực công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học khác trên địa bàn thành phố

Mô hình sử dụng màu trắng và màu đỏ liền mạch làm nổi bật vạch sang đường.
Mô hình sử dụng màu trắng và màu đỏ liền mạch làm nổi bật vạch sang đường.

Theo kế hoạch, mô hình thí điểm “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” sẽ triển khai và hoàn thiện thi công trước ngày 24/10, đồng thời đưa mô hình vào hoạt động trong ngày 24/10.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, Thầy Nguyễn Văn Cao - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều) cho biết: Mô hình sử dụng màu trắng và màu đỏ liền mạch làm nổi bật đoạn đường học sinh đi sang đường đến trường

"Vừa giúp người điều khiển phương tiện giao thông nhìn thấy học sinh đi ngang đường để giảm tốc độ vừa giúp các em sớm hình thành ý thức về an toàn giao thông"

“Thảm an toàn cho học sinh qua đường” tạo vùng đệm an toàn cho học sinh và CMHS yên tâm hơn khi qua đường.
“Thảm an toàn cho học sinh qua đường” tạo vùng đệm an toàn cho học sinh và CMHS yên tâm hơn khi qua đường.

Trong thời gian tới, nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh, đặc biệt là với học sinh về ý nghĩa của “Thảm an toàn cho học sinh qua đường” trước khu vực cổng trường.

Ngoài ra, nhà trường cũng sẽ tiếp tục phối hợp với ban an toàn giao thông tập huấn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh tại trường, thầy Cao chia sẻ thêm.

Theo kế hoạch của Ban ATGT TP Cần Thơ mô hình sẽ được đưa vào hoạt động trong ngày 24/10.
Theo kế hoạch của Ban ATGT TP Cần Thơ mô hình sẽ được đưa vào hoạt động trong ngày 24/10.

Thầy Võ Thành Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh (quận Ninh Kiều) nhận thấy rằng học sinh, cha mẹ học sinh đi bên kia đường đến ngang cổng trường thường dừng lại cho con đi qua lộ mặc dù vạch qua lộ đặt ở vị trí ngã tư đường 30/4 và Trần Ngọc Quế.

Điều này rất nguy hiểm vì phương tiện tham gia giao thông tập trung quan sát tín hiệu đèn cách đó tầm 80m có khi không quan sát người bên kia đường bước qua tiểu đảo, mà tiểu đảo che khuất tầm nhìn hướng kia đường.

“Thảm an toàn cho học sinh qua đường” này kết hợp biển cảnh báo sẽ điều chỉnh hành vi người điều kiển xe, tạo vùng đệm an toàn cho học sinh và phụ huynh yên tâm hơn khi quan sát con em qua lộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.