Cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới

GD&TĐ - Chiều nay (9/7) tại Hà Nội, tổ chức tài chính IFC cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tổ chức hội thảo giới thiệu báo cáo "Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020- 2030". 

Khuyến nghị của IFC đề cập đến việc xây dựng và triển khai một kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề lao động Việt Nam (ảnh Thanh Tuấn)
Khuyến nghị của IFC đề cập đến việc xây dựng và triển khai một kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề lao động Việt Nam (ảnh Thanh Tuấn)

Báo cáo khuyến nghị cung cấp các phát hiện và khuyến nghị tham khảo cho Chính phủ xây dựng định hướng thu hút FDI thế hệ mới (đây là một nội dung căn bản của các tài liệu chiến lược như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 -2030).

Các chính sách mở cửa đầu tư và thương mại đã mang lại sự gia tăng các dòng vốn FDI, tạo thêm nhiều việc làm và đa dạng hoá xuất khẩu, đặc biệt trong thập kỷ vừa qua dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng gấp khoảng 10 lần, vượt qua hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Báo cáo này được thực hiện với nhận thức cho rằng Việt Nam cần thực hiện các cải cách mang tính đột phá, nhằm cạnh tranh thu hút các dòng vốn FDI có chất lượng hơn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tế Vũ Đại Thắng nhận định: "Thách thức Việt Nam phải đối mặt là rất đặc thù. Khi mà dòng vốn FDI đạt mức cao kỷ lục, song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế. Chúng tôi tin rằng các khuyến nghị được nêu sẽ đặt nền tảng cho một cách tiếp cận mới ở cấp quốc gia về FDI và góp phần vào việc đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước".

Báo cáo (với sự hỗ trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ) đã tập trung giải quyết các phát hiện gần đây, cho thấy rằng FDI đổ vào Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố như chị phí lao động thấp và cơ chế ưu đãi lớn. Các nhà đầu tư đã xác định vấn đề thiếu lại động có kỹ năng là một rào cản đối với tăng trưởng.

Trong khi đó, việc thiếu các chuỗi cung ứng tích hợp tại địa phương, khan hiếm các nhà cung ứng trong nước có chất lượng và các chính sách hiệu quả, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương cành làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty.

"Giải quyết các vấn đề trên sẽ giúp Chính phủ có khả năng đón đầu và tận dụng được nhiều cơ hội hơn nữa cho Việt Nam" - Ông Kyle Kelhofer (Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào) chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Kyle Kelhofer cho biết: "Phân tích chính của Báo cáo tập trung vào việc rà soát kỹ lưỡng các lĩnh vực ưu tiên tiềm năng. Mục đích là nhằm xác định các ngành sẽ mang lại cơ hội cạnh tranh tốt nhất cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư. Từ đó tạo ra nhiều việc lamd tốt hiện và tăng tỷ lệ cung ứng từ các doanh nghiệp địa phương".

Bằng một khảo sát định tính, cùng các buổi tham vấn với các bên có liên quan về chiến lược FDI, Báo cáo chính tại Hội thảo trên đã đưa ra 8 đề xuất cải cách mang tính đột phá.

Một trong những ưu tiên hàng đầu là triển khai các chính sách cụ thể, nhằm tăng cường liên kết chuỗi giá trị và hiệu ứng lan tỏa nhờ FDI. Với trọng tâm là liên kết chuỗi giá trị và chương trình phát triển nhà cung ứng có mục tiêu.

Để giải quyết các thách thức và nắm bắt các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam phải nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ số. Thay vì nỗ lực bắt kịp, quá trình tái khởi động này phải đem lại môi trường đầu tư ưu Việt cùng các trải nghiệm vận hành với các giải pháp số (trực tuyến), cạnh tranh được với các đối thủ khác trong khu vực.

Các khuyến nghị khác được nêu ra lần này còn đề cập đến việc xây dựng và triển khai một kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh được quá trình chuyển dịch từ lao động tay nghề thấp sang lao động tay nghề cao. Hiện đại hoá công tác xúc tiến đầu tư, chuyển dịch từ xúc tiến thụ động sang xúc tiến chủ động ở một số ngành ưu tiên.

Bên cạnh đó gồm cả khuyến nghị về việc rà soát toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành. Hay việc mở cửa một số ngành dịch vụ quan trọng, nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đối với đầu tư nước ngoài, ban hành chiến lược, chính sách xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.

Nhấn mạnh đặc biệt trong các Khuyến nghị trên đó là cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới với đầy đủ thẩm quyền, chức năng, cơ cấu và ngân sách, nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các khuyến nghị quan trọng khác.

IFC là một tổ chức tài chính đồng cấp với Ngân hàng Thế giới, là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tế nhân ở các nền kinh tế mới nổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...