Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

GD&TĐ - Để đảm bảo chuẩn bị kỹ tất cả các khâu thì việc lùi thời gian áp dụng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông là cần thiết.

Đại biểu Cao Thị Giang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. Ảnh: báo Quảng Bình
Đại biểu Cao Thị Giang, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. Ảnh: báo Quảng Bình

Đại biểu Quốc hội Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình) nhấn mạnh: Đảng ta xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và tư tưởng đó thời gian qua được Đảng, Quốc hội và Chính phủ quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Việc lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa còn là điều kiện để triển khai các hoạt động truyền thông, tạo sự tin tưởng, lạc quan, yên tâm và đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của phụ huynh, của học sinh và các tầng lớp nhân dân.

Chính lẽ đó, việc ban hành Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là một việc làm rất thiết thực, đúng định hướng, nhằm mục đích đổi mới cơ bản chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tuy nhiên, đây là một việc làm đầy nhạy cảm, rất khó khăn, không chỉ liên quan đến chương trình, sách giáo khoa, mà còn liên quan đến kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương thức quản lý, kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo và sự ủng hộ của toàn dân cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đưa ra một số bài học từ thực tiễn cải cách GD&ĐT, từ đó đại biểu Cao Thị Giang cho biết rất đồng tình với Tờ trình của Chính phủ điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, vì việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời, để đảm bảo cho việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống trường học tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Để thực hiện hiệu quả, đại biểu Quốc hội Cao Thị Giang cho rằng, cần có thời gian cho việc biên soạn, thẩm định, lấy ý kiến các nhà khoa học, các nhà giáo thực nghiệm các chương trình môn học, hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa mới; bồi dưỡng tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông; đào tạo giáo viên dạy các môn học mới chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Việc lùi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa, theo đại biểu Quốc hội Cao Thị Giang, còn là điều kiện để triển khai các hoạt động truyền thông, tạo sự tin tưởng, lạc quan, yên tâm và đồng thuận của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của phụ huynh, của học sinh và các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa, góp phần thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa.

Cùng với đó, có thêm thời gian để rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ