Cần mở rộng xét nghiệm cho người đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

GD&TĐ - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh nhận định, chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có diễn biến phức tạp, cần mở rộng xét nghiệm sàng lọc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết Sở Y tế vừa có văn bản khẩn gửi ủy ban nhân dân các quận, huyện thị xã về việc rà soát, quản lý, xét nghiệm cho người từng đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Kim Chung.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong thời gian trước khi bệnh viện phong tỏa đã có nhiều bệnh nhân, người nhà và người dân đến bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Để kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế lây lan ra cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo khẩn trương rà soát lập danh sách toàn bộ những người bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người dân... đã đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong khoảng thời gian từ ngày 14/4/2021 đến ngày 05/5/2021.

Những đối tượng trên thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và cách ly tại nhà đủ 21 ngày kể từ ngày cuối cùng đến/ở bệnh viện, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà nơi lưu trú thêm 7 ngày.

Đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì phải được chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được cách ly, điều trị kịp thời.

Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã thống kê số lượng báo cáo hằng ngày (trước 12 giờ) về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở hoặc có các triệu trứng nghi nghờ nhiễm COVID-19 thì phải được chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được cách ly, điều trị kịp thời.

Chiều 6/5, ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, tại Việt Nam, từ ngày 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận 64 ca mắc ngoài cộng đồng tại 10 tỉnh, thành phố.

Còn tại Hà Nội, trong 2 ngày từ 4-6/5 ghi nhận thêm 5 ca mắc tại cộng đồng, 42 ca mắc trong Bệnh viện nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh). Thông tin về các trường hợp này đã được sở công bố kịp thời.

Cũng theo ông Hạnh, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sau khi phát hiện 1 bác sỹ mắc COVID-19. Sở Y tế đã xét nghiệm sàng lọc cho 827 người là cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Kết quả có 41 người mắc COVID-19, còn lại âm tính; trong đó Hà Nội có 8 ca, gồm 1 ở Ba Đình; 2 ở Đông Anh; 2 ở Nam Từ Liêm; 2 Sóc Sơn; 1 Sơn Tây; 33 ca của các địa phương khác (trường hợp BN2986 quốc tịch Ấn Độ trước đây ghi nhận là ca mắc ngoài cộng đồng nhưng sau đó được Bộ Y tế ghi nhận lại là ca bệnh nhập cảnh).

Đại diện Sở Y tế Hà Nội, cho biết đến nay cơ quan chức năng đã xác định có 443 trường hợp F1 tại Hà Nội, tất cả đã được cách lý và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả: 9 dương tính, 389 âm tỉnh, 45 mẫu chưa có kết quả.

Bên cạnh đó, thành phố đã rà soát, xác minh được 794 trường hợp người liên quan khác, tất cả các trường hợp này đều được lấy mẫu xét nghiệm và cách lỵ theo quy định. Kết quả xét nghiệm: 791 âm tính, 3 mẫu chưa có kết quả.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh phân tích rõ nguy cơ hiện nay ở mức rất cao bởi TP Hà Nội đã có các ca mắc ngoài cộng đồng, nhiều ca mắc ở các địa phương khác liên quan đến TP và có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người;

Chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có diễn biến phức tạp, cần mở rộng xét nghiệm sàng lọc; có nhiều trường hợp ở các tỉnh thành khác sau cách ly tập trung vẫn dương tính với virus, Hà Nội phát hiện nghiều trường hợp nhập cảnh trái phép….

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...