Cần lộ trình phù hợp để cân đối mức tăng học phí

GD&TĐ - ĐBQH cho rằng, cần lộ trình phù hợp để cân đối mức tăng học phí và tăng nguồn thu cho giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu thảo luận chiều 1/11.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu thảo luận chiều 1/11.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) nêu ý kiến thảo luận tại hội trường chiều 1/11. Theo đại biểu, những ngày qua, dư luận xôn xao về việc lạm thu trong các trường học.

Là tỉnh khó khăn nhưng Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thông qua Nghị quyết miễn, giảm học phí năm học 2023 - 2024 cho học sinh. Chính sách này đã được dư luận đồng tình.

Năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng ban hành danh mục các khoản thu dành cho nhà trường với mức thu rõ ràng, phù hợp nên Quảng Bình hạn chế được tình trạng lạm thu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi lẽ không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục sẽ xảy ra tình trạng "thấp chỗ này, phình chỗ kia". Chính sách ưu việt của việc miễn, giảm kéo dài thời gian tăng học phí sẽ không bù đắp nổi với những khoản chi phí phát sinh.

Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh. Qua đó, đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay....

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn lực giải quyết những khó khăn, đại biểu đoàn Quảng Bình đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm đầu tư, bố trí ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết 34 của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương): Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn cho những đổi mới trong ngành giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương): Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn cho những đổi mới trong ngành giáo dục.

Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn cho đổi mới giáo dục, là ý kiến của đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương). Đại biểu đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành giáo dục, nhất là khi nửa thời gian nhiệm kỳ vừa qua chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ quan ngại đối với việc thực hiện một số mục tiêu về chất và lượng trong lĩnh vực giáo dục mà kế hoạch 5 năm đề ra.

Đại diện cho cử tri là các công nhân lao động, đại biểu phản ánh, việc đổi mới chương trình học gắn với triển khai dạy tích hợp là xu thế chung của giáo dục phổ thông trên thế giới. Tuy nhiên, với chúng ta chỉ là đang bắt đầu.

Do đó, giáo viên cần được đào tạo ngay từ trường đại học, trang bị kiến thức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách chính quy để có đủ năng lực, kiến thức nền chuẩn để truyền thụ cho học sinh.

Thực tế, hiện đa phần giáo viên mới được tập huấn, đào tạo trong các lớp ngắn hạn, việc này gây áp lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học.

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, hiện chưa có sự đồng bộ trong xây dựng giữa các bộ môn cấp THPT khi cho học sinh học lựa chọn các tổ hợp môn.

Việc phân ban, tổ hợp giữa cũng không đồng đều ở các trường, các địa phương. Đối với học sinh là con công nhân, thường xuyên phải chuyển nơi ở, chuyển trường do điều kiện kinh tế, việc làm của cha mẹ không ổn định.

Vì thế, việc theo học và theo kịp chương trình học của con em lao động là tương đối khó khăn. “Do đó, cần có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này” - đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Phô diễn sức mạnh tên lửa

GD&TĐ - Chảo lửa Trung Đông những ngày qua chứng kiến một sự kiện mang tính lịch sử khi Iran phóng gần 200 quả tên lửa đạn đạo vào Israel.