Cần hàng lang pháp lý vững mạnh để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp

Có thể khẳng định rằng, lực lượng báo chí ở nước ta hiện nay có vai trò hết sức quan trọng, là kênh thông tin hiệu quả trên mặt trận phòng, chống tiêu cực, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật. Các phóng viên khi tác nghiệp, đưa tin trong lĩnh vực này, họ xứng đáng được hưởng sự quan tâm, bảo vệ của nhà nước để họ có động lực tiếp tục đấu tranh bằng vũ khí riêng của mình, góp phần vì sự bình yên của nhân dân.
Cần hàng lang pháp lý vững mạnh để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp
Nhà báo Trần Thế Dũng, PV Báo Người lao động đã bị một nhóm cửu vạn buôn lậu hành hung dã man ở Lạng Sơn

Tuy nhiên, nhà báo bị tấn công, hành hung khi tác nghiệp đã và đang diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, như vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị các đối tượng hành hung dã man vừa qua. Và trước đây đã từng xảy ra các trường hợp hành hung nhà báo như vụ việc 2 phóng viên của Báo Giao thông bị hành hung khi tác nghiệp tại cầu Tăng Long, phường Long Trường, quận 9, TP HCM, vụ hành hung 02 nhà báo tại Văn Giang, Hưng Yên và rất nhiều vụ việc hành hung nhà báo đã từng diễn ra với mục đích của các đối tượng xấu là trả thù, ngăn chặn các nhà báo đưa ra ánh sáng các vụ việc tiêu cực, tham nhũng hoặc các hành vi vi phạm pháp luật.. để các đối tượng đó chịu các chế tài và bị sự trừng phạt của pháp luật.

Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là nếu không có các biện pháp hữu hiệu, đặc biệt là các hành lang pháp lý vững mạnh thì việc hành hung nhà báo sẽ tiếp tục diễn ra.

Trong những ý kiến tranh luận về việc bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp, có ý kiến đề nghị cần sửa đổi Luật Báo chí theo hướng hành vi của nhà báo khi tác nghiệp là hành vi thi hành công vụ, tức là thi hành nhiệm vụ của nhà nước, mọi hành vi xâm hại đến nhà báo khi đưa tin, tác nghiệp là hành vi chống người thi hành công vụ và sẽ bị pháp luật trừng trị.

Ý kiến khác cho rằng, nhà báo khi tác nghiệp, đưa tin các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thì cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an để có phương án bảo vệ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị trang công cụ hỗ trợ cho nhà báo khi tác nghiệp...

Đối với ý kiến đề nghị sửa đổi Luật Báo chí theo hướng hành vi của nhà báo khi tác nghiệp là hành vi thi hành công vụ cần phải xác định rõ, cụ thể khi nào là hành vi thi hành công vụ, khi nào hành vi không phải là thi hành công vụ.

Khi phóng viên báo chí tác nghiệp, đưa tin thuộc lĩnh vực nào được xem là thi hành nhiệm vụ công vụ, lĩnh vực nào thì không phải thi hành nhiệm vụ công vụ. Do vậy, không thể bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động nhà báo khi tác nghiệp, đưa tin, viết bài trên các lĩnh vực đều là hành vi thi hành công vụ cần được nhà nước bảo vệ.

Đối với ý kiến, khi nhà báo tác nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu cực, tham nhũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an để có phương án bảo vệ. Đây là giải pháp tối ưu nhất và được các cơ quan báo chí, cũng như các nhà báo khi tác nghiệp, đưa tin áp dụng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có sự hạn chế nhất định như việc tác nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu cực, tham nhũng đối với một số trường hợp cần phải nhanh chóng, kịp thời, bí mật để thu thập chứng cứ nhằm vạch trần các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Lúc này nếu chờ sự phối hợp để bảo vệ phóng viên sẽ dẫn đến mất đi cơ hội thu thập chứng cứ; tin tức nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin vụ việc có nguy cơ bị lộ, lọt, làm cho các đối tượng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng đề phòng, che giấu chứng cứ và cản trở, hành hung, gây khó khăn cho nhà báo...

Về ý kiến trang bị công cụ hỗ trợ đối với nhà báo khi tác nghiệp, xem ra là hợp lý nhất, bởi khi nhà báo tác nghiệp, đưa tin, viết bài phản ánh mà nội dung vụ việc bình thường thì không sao, tuy nhiên nếu đưa tin, phản ánh nội dung về vụ việc tiêu cực, tham nhũng rất cần sự phối hợp bảo vệ của cơ quan công an hoặc theo đề nghị của nhà báo, cơ quan có thẩm quyền có thể cấp công cụ hỗ trợ cho nhà báo tự bảo vệ mình khi tác nghiệp.

Nếu xong việc được tin, phản ánh hoặc nhận thấy không còn nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của nhà báo thì nhà báo phải có trách nhiệm trả lại công cụ hỗ trợ cho cơ quan chức năng.

Đồng thời, các nhà báo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng công cụ hỗ trợ đó khi bị mất mát, hư hỏng hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá phòng vệ chính đáng... Có như vậy, mới có thể đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của các nhà báo khi tác nghiệp, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng hiện nay.

Theo laodong.com.vn
Giá vàng hôm nay chờ khởi sắc

Giá vàng hôm nay chờ khởi sắc

GD&TĐ - Giá vàng trong nước (28/9) tương đối ổn định, giao dịch gần 69 triệu đồng/lượng sau chuỗi giảm. Trong khi đó vàng thế giới tiếp tục trượt dốc.
HoREA cho rằng nên xây dựng chính sách luật chặt chẽ để quản lý loại hình nhà chung cư mini hơn là cấm.

Quản chặt hay cấm chung cư mini tốt hơn?

GD&TĐ - Hiệp hội Bất động sản TPHCM vừa có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Xây dựng, kiến nghị về chung cư mini.