Cận cảnh trường học bị tàn phá kinh hoàng sau lũ

GD&TĐ -  Sau khi cơn lũ tràn qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cở (PTDTBT-THCS) Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị tàn phá một cách khủng khiếp. Tất cả hệ thống phòng ở bán trú, bếp ăn của nhà trường bị hư hỏng hoàn toàn. Điều may mắn nhất là trong lúc lũ tràn về, trong dãy nhà bán trú đang có 48 học sinh đều kịp chạy thoát cơn lũ dữ.

	Khu ký túc xá của trường PTDTBT THCS Tam Chung tan hoang sau lũ.
Khu ký túc xá của trường PTDTBT THCS Tam Chung tan hoang sau lũ.

Từ khi cơn lũ dữ tràn về phá tan hoang tài sản, cơ sở vật chất của trường PTDTBT-THCS Tam Chung đến nay đã hơn một tuần lễ, nhưng cảnh đổ nát vẫn còn nguyên. Các thầy, cô giáo của nhà trường cũng mới chỉ dọn dẹp được bùn đất ở khu vực phòng học và dãy nhà ở công vụ. Còn lại hai dãy nhà bán trú cho học sinh và khu bếp ăn của nhà trường thì vẫn ngổn ngang những đống hoang tàn, bùn đất vẫn đọng lại hàng mét…chưa thể khắc phục.

Thầy giáo Phạm Văn Kiên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trận lũ tràn về đã phá tan toàn bộ khu bán trú và dãy nhà ăn của nhà trường bởi bùn, đất vùi lấp. “Hôm đó lúc lũ tràn về đang có 48 học sinh ở trong khu nhà bán trú đã được các thầy, cô giáo trong trường hỗ trợ các em kịp thời chạy thoát, nếu không chẳng biết chuyển gì xảy ra nữa”- thầy Kiên bàng hoàng kể lại.

Theo thống kê của nhà trường, hiện nay trường PTDTBT-THCS Tam Chung có 354 học sinh, trong đó có 221 học sinh bán trú.

Dưới đây là một số hình ảnh hoang tàn, đổ nát tại ngôi trường :

Lũ tàn phá hai dãy nhà ở bán trú của trường.
 Lũ tàn phá hai dãy nhà ở bán trú của trường. 
Đồ đạc của học sinh bán trú của nhà trường bị hư hại.
 Đồ đạc của học sinh bán trú của nhà trường bị hư hại. 
Thầy giáo Phạm Văn Kiên xót xa đứng nhìn đống đổ nát.
Thầy giáo Phạm Văn Kiên xót xa đứng nhìn đống đổ nát. 
Những cuốn sách, vở của học sinh bị vùi trong lũ.
Những cuốn sách, vở của học sinh bị vùi trong lũ. 
Thầy hiệu trưởng nhà trường nhặt nhạnh những chiếc chăn của học sinh đem ra phơi.

Thầy hiệu trưởng nhà trường nhặt nhạnh những chiếc chăn của học sinh đem ra phơi.

Thầy giáo Kiên đứng giữa một trong 10 phòng ký túc của học sinh bị lũ vùi lấp.
Thầy giáo Kiên đứng giữa một trong 10 phòng ký túc của học sinh bị lũ vùi lấp. 
Bùn, đất từ trên đỉnh núi dội xuống lấp gần đầy mái nhà của khu kí túc xá học sinh.
Bùn, đất từ trên đỉnh núi dội xuống lấp gần đầy mái nhà của khu kí túc xá học sinh. 
Tài sản, đồ đạc khu nấu ăn cho học sinh của nhà trường bị lũ vùi.
Tài sản, đồ đạc khu nấu ăn cho học sinh của nhà trường bị lũ vùi. 
Lượng bùn, đất khổng lồ ập xuống trường PTDTBT THCS Tam Chung.
Lượng bùn, đất khổng lồ ập xuống trường PTDTBT THCS Tam Chung. 
Khu nhà ăn của trường bị bùn lấp cao đến lưng tường,
Khu nhà ăn của trường bị bùn lấp cao đến lưng tường, 
Lượng bùn, đất khủng khiếp gần lấp tới mái nhà kí túc xá.
Lượng bùn, đất khủng khiếp gần lấp tới mái nhà kí túc xá. 
Những dụng cụ trong nhà ăn của học sinh bán trú bị vùi lấp.
Những dụng cụ trong nhà ăn của học sinh bán trú bị vùi lấp. 
Chiếc nồi cơm điện của học sinh bán trú còn sót lại sau cơn lũ dữ.

 Chiếc nồi cơm điện của học sinh bán trú còn sót lại sau cơn lũ dữ.

Lũ tràn về đã vùi lấp toàn bộ hai dãy nhà bán trú cho học sinh, gồm 10 phòng. Trong các phòng ở bán trú này có tất cả 80 chiếc giường tầng, 20 tủ sắt đựng đồ dùng của học sinh và hệ thống quạt điện…. Khu nhà ăn và bếp nấu cho học sinh cũng bị vùi lấp toàn bộ tài sản, đồ dùng phục vụ nấu ăn bán trú cho 221 học sinh. Lũ cũng đã làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc, thiết bị giảng dạy của giáo viên trong khu tập thể.

Đặc biệt, toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập, chăn ấm, chiếu, màn tuyn… của học sinh vừa được cấp cho học sinh vào đầu năm học đã bị lũ cuốn trôi, vùi lấp. “Điều lo lắng nhất là hiện nay toàn học sinh bán trú không có nơi ăn, chỗ ngủ để đến lớp. Trong khi đó, đồ dùng học tập, sách vở, bút mực của các em cũng đã bị lũ cuốn trôi.”- thầy Kiên cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.