Cận cảnh nơi làm việc đầu tiên của Bác Hồ khi trở về từ Chiến khu Việt Bắc

GD&TĐ -  Căn nhà trong con ngõ 319 phố An Dương Vương (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội) là nơi đầu tiên tại Thủ đô đón Bác Hồ trở về từ chiến khu Việt Bắc, chuẩn bị cho Ngày Quốc Khánh 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Đã trải qua 77 năm, nhưng những dấu ấn, câu chuyện xúc động về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi đây vẫn được các thế hệ nơi đây trân trọng, gìn giữ.

Căn nhà nhỏ chứa đựng nhiều kỷ vật, bức ảnh kỷ niệm, tài liệu quý giá năm xưa, ông Công Ngọc Dũng (chắt nội của cụ Nguyễn Thị An) nhiệt thành kể về những câu chuyện năm xưa.
Căn nhà nhỏ chứa đựng nhiều kỷ vật, bức ảnh kỷ niệm, tài liệu quý giá năm xưa, ông Công Ngọc Dũng (chắt nội của cụ Nguyễn Thị An) nhiệt thành kể về những câu chuyện năm xưa.
Do vị trí kín đáo, lại nằm trong vùng an toàn khu ở ngoại thành Hà Nội nên đồng chí Hoàng Tùng - cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng lúc bấy giờ - đã chọn làm địa điểm dừng chân của Bác Hồ trong 3 ngày Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội.

Do vị trí kín đáo, lại nằm trong vùng an toàn khu ở ngoại thành Hà Nội nên đồng chí Hoàng Tùng - cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng lúc bấy giờ - đã chọn làm địa điểm dừng chân của Bác Hồ trong 3 ngày Người từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội.

Từ năm 1941 đến năm 1945, căn nhà do cụ Nguyễn Thị An đã trở thành nơi hoạt động bí mật, an toàn, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho cán bộ cách mạng.
Từ năm 1941 đến năm 1945, căn nhà do cụ Nguyễn Thị An đã trở thành nơi hoạt động bí mật, an toàn, nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho cán bộ cách mạng.
Theo ông Dũng chia sẻ, căn nhà nhỏ nằm ven sông Hồng của cụ Nguyễn Thị An là nơi thường xuyên tiếp nhiều đoàn khách, cán bộ cách mạng năm xưa.
Theo ông Dũng chia sẻ, căn nhà nhỏ nằm ven sông Hồng của cụ Nguyễn Thị An là nơi thường xuyên tiếp nhiều đoàn khách, cán bộ cách mạng năm xưa.
Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945.
Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi ở và làm việc đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945.
Gian giữa của căn nhà ảnh Bác cùng dòng chữ 'Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại' đặt trang nghiêm, tôn kính.

Gian giữa của căn nhà ảnh Bác cùng dòng chữ 'Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại' đặt trang nghiêm, tôn kính.

Tại đây, Bác đã làm việc với các cán bộ cách mạng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tại đây, Bác đã làm việc với các cán bộ cách mạng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
'Những ngày ở và làm việc tại nhà này, Bác gầy yếu, không ăn được cơm mà phải ăn cháo. Khi đó, cụ Nguyễn Thị An là người trực tiếp nấu cháo cho Bác và nấu cơm cho đoàn cán bộ', ông Dũng kể.

'Những ngày ở và làm việc tại nhà này, Bác gầy yếu, không ăn được cơm mà phải ăn cháo. Khi đó, cụ Nguyễn Thị An là người trực tiếp nấu cháo cho Bác và nấu cơm cho đoàn cán bộ', ông Dũng kể.

Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác tại đây, ngôi nhà được công nhận là 'Nhà lưu niệm Bác Hồ' và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.
Với 14 di vật, hiện vật cùng hàng chục tài liệu, hình ảnh liên quan đến Bác tại đây, ngôi nhà được công nhận là 'Nhà lưu niệm Bác Hồ' và mở cửa đón khách tham quan từ năm 1996.
Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.

Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946.

Ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ An - người trông coi ngôi nhà hơn 30 năm nay, cho biết năm 1945, khi đoàn công tác hơn 10 người từ chiến khu Việt Bắc trở về đã dừng chân ở ngôi nhà này. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc tại bộ tràng kỷ, tối ngủ ở sập.

Ông Công Ngọc Dũng, cháu nội của cụ An - người trông coi ngôi nhà hơn 30 năm nay, cho biết năm 1945, khi đoàn công tác hơn 10 người từ chiến khu Việt Bắc trở về đã dừng chân ở ngôi nhà này. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc tại bộ tràng kỷ, tối ngủ ở sập.

Sau những ngày ở và làm việc năm 1945, đến ngày 24/11/1946, giữ lời hẹn, Hồ Chủ tịch về thăm nhà bà Nguyễn Thị An lần thứ hai. Đó là những ngày quân Pháp bắn phá nhiều nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và cả nước đang gấp rút chuẩn bị kháng chiến toàn quốc.

Sau những ngày ở và làm việc năm 1945, đến ngày 24/11/1946, giữ lời hẹn, Hồ Chủ tịch về thăm nhà bà Nguyễn Thị An lần thứ hai. Đó là những ngày quân Pháp bắn phá nhiều nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và cả nước đang gấp rút chuẩn bị kháng chiến toàn quốc.

2 sắc lệnh số 39 và số 14 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.

2 sắc lệnh số 39 và số 14 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An.

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.