Cận cảnh 'ngôi nhà' nuôi dưỡng linh trưởng nguy cấp

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Vườn quốc gia Cúc Phương nổi tiếng trên thế giới về công tác cứu hộ và chăm sóc linh trưởng.

Cận cảnh 'ngôi nhà' nuôi dưỡng linh trưởng nguy cấp

Được thành lập vào năm 1993, Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa chỉ nổi tiếng trên thế giới về công tác cứu hộ, chăm sóc, phục hồi, cho sinh sản bảo tồn và tái thả lại tự nhiên các loài linh trưởng hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa ở Việt Nam.

Đây cũng là trung tâm đầu tiên tại khu vực Đông Dương và Việt Nam được thành lập với mục đích nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng.

Cán bộ nhân viên của Trung tâm chuẩn bị thức ăn và làm công tác vệ sinh chuồng trại. Mỗi ngày, số linh trưởng của Trung tâm “ngốn” từ 300 - 400 kg lá, thuộc khoảng 160 loài cây. Nguồn thức ăn này được lấy từ khu vực rừng trồng và khu phục hồi sinh thái.Cán bộ nhân viên của Trung tâm chuẩn bị thức ăn và làm công tác vệ sinh chuồng trại. Mỗi ngày, số linh trưởng của Trung tâm “ngốn” từ 300 - 400 kg lá, thuộc khoảng 160 loài cây. Nguồn thức ăn này được lấy từ khu vực rừng trồng và khu phục hồi sinh thái.Cán bộ nhân viên của Trung tâm chuẩn bị thức ăn và làm công tác vệ sinh chuồng trại. Mỗi ngày, số linh trưởng của Trung tâm “ngốn” từ 300 - 400 kg lá, thuộc khoảng 160 loài cây. Nguồn thức ăn này được lấy từ khu vực rừng trồng và khu phục hồi sinh thái.Cán bộ nhân viên của Trung tâm chuẩn bị thức ăn và làm công tác vệ sinh chuồng trại. Mỗi ngày, số linh trưởng của Trung tâm “ngốn” từ 300 - 400 kg lá, thuộc khoảng 160 loài cây. Nguồn thức ăn này được lấy từ khu vực rừng trồng và khu phục hồi sinh thái.
Cán bộ nhân viên của Trung tâm chuẩn bị thức ăn và làm công tác vệ sinh chuồng trại. Mỗi ngày, số linh trưởng của Trung tâm “ngốn” từ 300 - 400 kg lá, thuộc khoảng 160 loài cây. Nguồn thức ăn này được lấy từ khu vực rừng trồng và khu phục hồi sinh thái.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn các loài linh trưởng quý hiếm được chăm sóc, nuôi dưỡng bởi đội ngũ khoảng 30 cán bộ, chuyên gia và nhân viên của Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp.

Phần lớn các loài linh trưởng ở đây đều là tang vật của những vụ buôn bán động vật hoang dã, bị lực lượng kiểm lâm phát hiện, bắt giữ, trong đó có nhiều loài nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc Cát Bà, Voọc mông trắng, Voọc chà vá chân xám...

Nhiều cá thể được chuyển đến trung tâm trong tình trạng nhiều thương tích và sức khỏe rất yếu. Đây là những loài linh trưởng có nguy cơ bị đe dọa và đều có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới.

Voọc chà vá chân nâu (hay còn được gọi là chà vá chân đỏ hoặc voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng cư trú trong rừng sâu. Ở nước ta, lượng cá thể của loài này chiếm tới 83% số lượng voọc trên thế giới. Chúng thuộc danh mục nhóm IB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.

Voọc chà vá chân nâu (hay còn được gọi là chà vá chân đỏ hoặc voọc ngũ sắc) được tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là “nữ hoàng” của các loài linh trưởng cư trú trong rừng sâu. Ở nước ta, lượng cá thể của loài này chiếm tới 83% số lượng voọc trên thế giới. Chúng thuộc danh mục nhóm IB ở mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện.

Từ khi thành lập tới nay, trung tâm đã cứu hộ, chăm sóc và nuôi dưỡng khoảng 180 cá thể linh trưởng của 16 loài/ 25 loài và phân loài thú linh trưởng quý hiếm của Việt Nam.

Đặc biệt, trong số 16 loài đó, có 6 loài hiện nay, chưa một vườn thú hay dự án cứu hộ thú linh trưởng nào trên thế giới nuôi dưỡng, đó là: Voọc mông trắng, voọc Hà Tĩnh, voọc Lào, voọc đen tuyền, voọc Cát Bà, voọc chà vá chân nâu.

Ngoài việc làm tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc, trung tâm cũng thành công trong việc cho chúng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Đến nay đã có hơn 180 cá thể được sinh ra tại đây. Trong số đó, có một số loài lần đầu tiên sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt, đó là Voọc mông trắng, voọc Cát Bà và voọc chà vá chân xám.


Đối với loài voọc, việc chăm sóc và cung cấp đúng thức ăn cho chúng là vấn đề rất nan giải. Đến nay, sau những nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, các nhà khoa học của Vườn quốc gia Cúc Phương và các chuyên gia quốc tế đã lập được một bảng danh mục gồm khoảng 160 loài thực vật thuộc 53 họ và 30 loại củ, quả làm thức ăn cho voọc.

Sau 30 năm hoạt động, đến nay các chuyên gia nghiên cứu đã lập được danh mục hơn 50 loài cây rừng làm thức ăn ưa thích cho các loài voọc đang nuôi nhốt tại đây, dựa trên phân bố hệ thực vật của rừng Cúc Phương.

Trung tâm cũng cung cấp những thông tin quan trọng ban đầu về đặc điểm sinh thái học của một số loài voọc. Đặc biệt, trung tâm đã đóng góp rất lớn trong việc ghi nhận hai loài linh trưởng mới cho khoa học, gồm: Chà vá chân xám, vượn má hung phía Bắc.

Tính đến hết năm 2019, trung tâm đã tái thả thành công 70 cá thể linh trưởng về môi trường tự nhiên, là địa điểm được thế giới biết đến như một hình mẫu trong công tác cứu hộ và bảo tồn linh trưởng. Hằng năm, có hàng chục ngàn lượt khách trong nước và quốc tế tới tham quan, học tập và nghiên cứu. Đây cũng là nơi truyền cảm hứng rất lớn cho các bạn trẻ ở khắp nơi trên thế giới về tình yêu thiên nhiên.

Sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và voọc mông trắng) sống trong môi trường bán hoang dã được thả đi kiếm ăn trong rừng. Ở Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống. Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.Sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và voọc mông trắng) sống trong môi trường bán hoang dã được thả đi kiếm ăn trong rừng. Ở Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống. Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và voọc mông trắng) sống trong môi trường bán hoang dã được thả đi kiếm ăn trong rừng. Ở Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống. Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

Cá thể voọc mông trắng - một trong những loài đặc hữu của Việt Nam, được liệt kê trong danh sách 25 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất thế giới.

Cá thể voọc mông trắng - một trong những loài đặc hữu của Việt Nam, được liệt kê trong danh sách 25 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng nhất thế giới.

Ngoài công tác cứu hộ, chăm sóc, trung tâm còn tổ chức tái thả động vật về với tự nhiên. Để đảm bảo thành công, trước khi tái thả, các chuyên gia tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm thả phù hợp, theo dõi môi trường sinh thái trong khu vực, điều tra về mức độ đa dạng, trữ lượng thức ăn và đào tạo nguồn nhân lực để quản lý, theo dõi thời gian đầu khi mới tái thả.

Có rất nhiều cá thể tại đây, sau nỗ lực cứu hộ, chăm sóc, không có cơ hội được trở lại môi trường sống tự nhiên vì những lí do khác nhau. Các cá thể ấy, được cán bộ, chuyên gia gọi là những “Đại sứ" giáo dục chương trình với ý nghĩa, nhằm gửi tới du khách hình ảnh trực quan, tác hại ghê gớm của việc săn bắt, mua bán, nuôi nhốt và sử dụng động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, mong muốn du khách nâng cao hơn nữa ý thức tôn trọng và bảo vệ linh trưởng nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.