Tại Ấn Độ, hàng năm có tới 20 triệu cặp vợ chồng tổ chức lễ cưới, tuy mỗi bữa tiệc cưới đều khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung – đó là vàng. Số lượng vàng mà họ sử dụng trong buổi lễ đó nhiều đến mức làm rung chuyển cả thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu.
|
Vàng được coi là "thước đo" cho sự giàu có, đẳng cấp của gia chủ trong đám cưới |
Vàng là thứ không thể thiếu trong các đám cưới ở Ấn Độ. Bất kể giàu hay nghèo, tiệc cưới cũng là dịp để gia chủ “khoe” vàng với khách khứa. Tài sản, sự giàu có, đẳng cấp... của gia đình được thể hiện bởi số lượng vàng mà cô dâu đeo trên mình. Đó vừa là tâm điểm chú ý của bữa tiệc, vừa là sự tự hào của riêng gia đình cô dâu.
|
Chi phí mà người Ấn dùng cho một đám cưới là khoảng 300 nghìn USD, riêng vàng đã chiếm tới 1/10 số tiền đó |
Trong tiệc cưới, cô dâu Ấn Độ sẽ diện một bộ trang sức toàn vàng. Khuyên mũi, bông tai, dây chuyền, lắc tay... đến cả bộ lễ phục, bùa hộ mệnh cũng lấp lánh ánh vàng. Có đôi khi, bạn sẽ thấy vàng xuất hiện trong buổi tiệc còn nhiều hơn số lần bạn chạm mặt cô dâu, chú rể.
|
Cô dâu được trang điểm với cả tá vàng trên người |
Ấn Độ hiện nay là nước tiêu thụ vàng đứng thứ 2 thế giới, chiếm 1/4 nhu cầu về vàng trên toàn thế giới. Phụ nữ Ấn Độ rất ưa chuộng vàng, họ dùng vàng làm đồ trang sức. Người Ấn Độ quan niệm, trong tiệc cưới, cô dâu đeo càng nhiều vàng thì địa vị càng cao, cuộc sống sau này cũng có được giàu sang, hạnh phúc. Vì thế, người mua vàng tại Ấn Độ chủ yếu là phụ nữ, các cô gái sắp kết hôn hoặc các bà mẹ đi mua vàng làm “của hồi môn” cho con gái.
Lễ cưới ở Ấn Độ thường rất coi trọng trang sức bằng vàng |
Thậm chí, người Ấn Độ coi trọng vàng đến mức nếu không mua được vàng, hoặc chưa mua đủ số lượng cần thiết thì họ sẽ không tổ chức đám cưới. Các lễ cưới quá hoành tráng này thường phải lên kế hoạch và tiết kiệm dần từ cả chục năm trước đó. Một lễ cưới thông thường tại Ấn thường có từ 5 – 6 nghìn vị khách, kéo dài 3 ngày 3 đêm như một phân đoạn trong phim “Cô dâu 8 tuổi”.
|
Những bữa tiệc xa hoa với rất nhiều món ăn và nghi thức |
Người ta cho rằng, truyền thống này bắt nguồn từ xa xưa, khi mà quyền thừa kế chỉ dành cho con trai, mọi tài sản có giá trị con trai đều được hưởng, còn thứ duy nhất mà con gái sở hữu là vàng. Chính vì thế, các cô gái Ấn coi thứ kim loại lấp lánh này như một người bạn thân không thể thiếu mỗi khi xuất giá.