Cận cảnh khu tiếp nhận 2 cá thể gấu tại Thừa Thiên - Huế

GD&TĐ - Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên – Huế) chuẩn bị lần đầu tiên tiếp nhận 2 cá thể gấu được cứu hộ.

Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nơi chuẩn bị tiếp nhận 2 cá thể gấu đang trên đường về. (Ảnh: Tổ chức động vật châu Á).
Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nơi chuẩn bị tiếp nhận 2 cá thể gấu đang trên đường về. (Ảnh: Tổ chức động vật châu Á).

Ngày 2/10, Tổ chức động vật châu Á đã thực hiện cứu hộ 2 cá thể gấu từ một hộ gia đình ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) và trên đường đưa về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Hiện Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II đã hoàn thiện xây dựng giai đoạn 1 với khu cơ sở vật chất, bệnh viện, khu cách ly tạm thời và 2 nhà gấu đôi với 4 khu bán tự nhiên.

Khu bán hoang dã cho gấu tại Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên - Huế (Ảnh: Tổ chức động vật châu Á cung cấp).

Khu bán hoang dã cho gấu tại Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên - Huế (Ảnh: Tổ chức động vật châu Á cung cấp).

Theo Tổ chức động vật châu Á, chủ nuôi 2 cá thể gấu trên tự nguyện viết đơn chuyển giao và không đòi hỏi bất cứ một nguồn kinh phí nào của nhà nước cũng như các đơn vị.

Hai cá thể gấu được gia đình chăm sóc từ năm 2006 với mục đích thương mại. Tính tới nay, chúng đã sống trong điều kiện nuôi nhốt gần 20 năm, trong khi tuổi tự nhiên của gấu là từ 30-35 năm tuổi. Cả 2 cá thể gấu nuôi đã nhiều năm, phần lớn chúng đều bị rụng lông và có những vệt mất da.

Một trong hai cá thể gấu được cứu hộ đang trên đường đưa về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II.

Một trong hai cá thể gấu được cứu hộ đang trên đường đưa về Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II.

Trong sáng 2/10, Tổ chức động vật châu Á đã thực hiện biện pháp ghép lồng vận chuyển với lồng hiện tại và dụ gấu sang lồng bằng các đồ ăn mà chúng yêu thích như chuối, quả khô, mứt, sữa đặc và mật ong. Hai gấu đều rất linh hoạt, đáp ứng tốt với các tương tác của các chuyên gia chăm sóc gấu, và nhanh chóng bước sang lồng vận chuyển.

Tuy nhiên, gấu chỉ được khám sức khỏe cụ thể sau khi về Trung tâm cứu hộ. Từ đó, các bác sĩ thú y mới có thể đánh giá được chính xác tình trạng sức khỏe của gấu.

Hai cá thể gấu được nhân viên chăm sóc, kiểm tra sức khỏe và tiếp nước, lá chuối và thức ăn trong suốt quá trình di chuyển.
Hai cá thể gấu được nhân viên chăm sóc, kiểm tra sức khỏe và tiếp nước, lá chuối và thức ăn trong suốt quá trình di chuyển.

Được biết 2 cá thể gấu được đặt tên là Amstrong (gấu đực) và Buzz (gấu cái) là tên của 2 phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, để kỷ niệm hai gấu mặt trăng – hai cư dân đầu tiên của Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam II.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội kiểm tra chip đăng ký của gấu trước khi đi (Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á cung cấp).

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội kiểm tra chip đăng ký của gấu trước khi đi (Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á cung cấp).

Cuối giờ sáng hôm nay, đoàn cứu hộ gồm Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Tổ chức động vật châu Á đã lên đường di chuyển gần 800km từ Phụng Thượng về Vườn Quốc gia Bạch Mã. Cứ 2 đến 3 tiếng đi trên đường, nhân viên chăm sóc sẽ kiểm tra và tiếp nước, lá chuối và cho gấu ăn để đảm bảo sức khỏe tốt cho gấu. Dự kiến, đoàn sẽ về tới Vườn Quốc gia Bạch Mã vào chiều ngày mai (3/10).

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ