Mỗi dịp Tết, cả làng Đại Hoàng lại sôi động kho cá để bán. Những xưởng lớn chế biến kinh doanh quanh năm, song mùa Tết, khi nhu cầu của khách tăng cao, các gia đình trong làng cùng tham gia kho cá mới đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cá được kho theo phương thức cổ truyền: kho bằng niêu đất trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm và thấm, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Niêu cá kho một lửa suốt thời gian dài nên luôn phải có người canh bếp. Lửa không được để lớn ngọn và lúc nào than cũng phải đỏ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ngoài cá trắm đen, các nguyên liệu cần có để kho cá là riềng, tương, mắm, nước cốt chanh... (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cá được kho theo phương thức cổ truyền: kho bằng niêu đất trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm và thấm, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Trẻ em làng Đại Hoàng những ngày nghỉ học vẫn phụ giúp bố mẹ những công việc nhỏ khi nhà bước vào mùa kho cá mỗi dịp xuân về. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cá dùng để kho phải là cá trắm đen nuôi bằng ốc. Cá được thả trong hồ sục khí oxi trước khi được chế biến thành món cá kho trứ danh của làng Đại Hoàng. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những niêu cá thơm ngon chuẩn bị ra lò. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Niêu cá trắm kho vốn xuất phát là món ăn dân dã, rẻ tiền của người dân Hà Nam. Dịp Tết đến, không có tiền mua thịt nên nhà nào cũng kho một nồi cá ăn dè, đến nay đã trở thành một món ngon đặc sản của tỉnh Hà Nam và nổi tiếng khắp nơi. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Kho cá tại cơ sở sản xuất Trần Bá Sản. Mỗi ngày, một hộ gia đình ở "làng Vũ Đại" có thể xuất bán hàng trăm niêu cá kho ngon nức tiếng. Mỗi niêu cá có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, đem lại giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mỗi dịp Tết, cả làng Đại Hoàng lại sôi động kho cá để bán. Những xưởng lớn chế biến kinh doanh quanh năm, song mùa Tết nhu cầu của khách tăng cao, các gia đình trong làng cùng tham gia kho cá mới đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cách chế biến cá kho theo phương thức cổ truyền, nấu bằng niêu đất trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm và thấm, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cách chế biến cá kho theo phương thức cổ truyền, nấu bằng niêu đất trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm và thấm, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mỗi ngày, một hộ gia đình ở "làng Vũ Đại" có thể xuất bán hàng trăm niêu cá kho ngon nức tiếng. Mỗi niêu cá có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, đem lại giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những niêu cá đã tẩm ướp và chuẩn bị đưa lên bếp để kho. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mỗi ngày, một hộ gia đình ở "làng Vũ Đại" có thể xuất bán hàng trăm niêu cá kho ngon nức tiếng. Mỗi niêu cá có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, đem lại giá trị kinh tế cao. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những chiếu niêu sành được lót một lớp riềng trước khi xếp cá và tẩm ướp gia vị để đem kho. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Những chiếu niêu sành được lót một lớp riềng trước khi xếp cá và tẩm ướp gia vị để đem kho. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Mỗi dịp Tết, cả làng Đại Hoàng lại sôi động kho cá. Những xưởng lớn chế biến kinh doanh quanh năm, song mùa Tết nhu cầu của khách tăng cao, các gia đình trong làng cùng tham gia kho cá mới đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Niêu cá kho một lửa suốt thời gian dài nên luôn phải có người canh bếp. Lửa không được để lớn ngọn và lúc nào than cũng phải đỏ. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Niêu cá sau khi tẩm ướp gia vị sẽ được nấu trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm, vị đậm đà, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Cá được kho theo phương thức cổ truyền: kho bằng niêu đất trên bếp củi suốt 10 tiếng đồng hồ để cá mềm và thấm, có thể ăn được cả xương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)