Cán bộ, giáo viên An Giang tham gia hiến máu tình nguyện

GD&TĐ - Sáng 22/9, hơn 100 cán bộ, giáo viên, công đoàn viên huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) tham gia hiến máu tình nguyện đợt tháng 9/2022.

Thầy, cô giáo huyện Thoại Sơn đến điểm hiến máu từ rất sớm.
Thầy, cô giáo huyện Thoại Sơn đến điểm hiến máu từ rất sớm.

Cô Trần Thị Ngọc Kim, giáo viên Trường Tiểu học Phú Thuận (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) cho biết: “Đây mới chỉ là lần thứ 5 tôi được tham gia hiến máu tình nguyện cùng đồng nghiệp. Tôi nhận thấy việc hiến máu rất có ý nghĩa vì giúp được những bệnh nhân gặp khó khăn khi cần truyền máu”.

Đã hiến máu được 21 lần, thầy Tô Hồ Ngọc, giáo viên Trường THCS Vĩnh Chánh (Thoại Sơn) chia sẻ: “Trước đây, khi BCH Công đoàn vận động tham gia hiến máu nhân đạo do địa phương phát động, tôi e ngại và lo sợ nhiều thứ lắm.

Sau lần cho máu đầu tiên thấy sức khoẻ rất bình thường nên tôi an tâm tiếp tục tham gia những lần kế tiếp. Hơn nữa, hiến máu để cứu người là việc cần làm vì “cho đi là còn mãi”.

Cô Trần Thị Thanh Thư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Chánh (Thoại Sơn – An Giang) đã 26 lần tham gia hiến máu.
Cô Trần Thị Thanh Thư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học B Vĩnh Chánh (Thoại Sơn – An Giang) đã 26 lần tham gia hiến máu.

Mỗi năm, Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ địa phương tổ chức vận động hiến máu nhân đạo từ 2 đến 3 lần/năm để bổ sung nguồn máu dự trữ phục vụ việc cứu chữa bệnh nhân, được đông đảo cán bộ, giáo viên, người lao động ngành giáo dục tích cực tham gia.

Ông Vũ Văn Toán, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ - Phó Trưởng ban Vận động hiến máu tình nguyện huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: “Mỗi khi nhận được thông báo phát động các đợt hiến máu, chúng tôi tuyên truyền vận động tất cả các lực lượng xã hội cùng tham gia hiến máu.

Trong đó, đội ngũ thầy cô giáo tham gia rất tích cực và thường xuyên. Giáo viên trên các địa bàn thị trấn Phú Hoà và các xã Vĩnh Chánh, Vĩnh Trạch, Vĩnh Khánh tham gia rất tốt phong trào này".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.