Căn bệnh khiến nghệ sĩ Chí Tài qua đời nguy hiểm thế nào?

GD&TĐ - Nghệ sĩ Chí Tài bị đột quỵ vào sáng 9/12 tại TP.HCM và đã qua đời ở tuổi 62. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.

Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ được cứu sống và tránh những di chứng nặng nề.

Những dấu hiệu đột quỵ

Về thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

Về giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Bên cạnh đó người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đó là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Cách cấp cứu người đột quỵ

Thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ là từ 4 – 6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng. Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm.

Sau đây là cách cấp cứu người bị đột quỵ:

Đỡ để người bệnh không bị té ngã, chấn thương.

Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Tuyệt đối không vắt chanh hay cho bất cứ thứ gì vào miệng bệnh nhân.

Gọi cấp cứu hoặc dùng xe nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.

Vận chuyển người bệnh đi cấp cứu ở tư thế nằm. Không cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.