Cần bảo vệ người phụ nữ bị bạo hành phải ly hôn

GD&TĐ - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới ổn định và phát triển. Ai cũng muốn xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Nhưng để có gia đình hạnh phúc mỗi thành viên trong gia đình phải biết cách xây dựng, vun đắp, đây là trách nhiệm chung chứ không phải là của riêng ai.

Ảnh minh họa, theo Báo Gia Lai
Ảnh minh họa, theo Báo Gia Lai

Thế nhưng, không phải cuộc sống lúc nào cũng như mong muốn. Nhiều gia đình tan nát do ly hôn, vì giữa người vợ và người chồng không có tiếng nói chung, không biết nhường nhịn, chia sẽ, giúp đỡ và thông cảm với nhau trong cuộc sống hoặc luôn phải sống trong cảnh bạo lực gia đình; luôn bị hành hạ nhau với những trận đòn khủng khiếp của người chồng dành cho người vợ.

Lý do bạo hành thì có nhiều như không nấu cơm, đi làm về muộn, không chăm con…thế là có cớ để các ông chồng thẳng tay đánh đập vợ.

Bạo lực gia đình hiện diện trong từng gia đình, có khi là bạo lực tinh thần, có khi là bạo lực về thể xác, xuất hiện không chỉ trong gia đình nông dân mà cả những gia đình trí thức.

Nhiều vụ việc chồng hành hạ vợ một cách tàn nhẫn, dã man, gây thương tích và đã có trường hợp người chồng đã tước đi mạng sống của người vợ, sau đó thì đi tù bỏ lại đàn con nheo nhóc, bơ vơ. Lúc này, dù người chồng có hối hận thì mọi chuyện đã muộn màng, không thể cứu vãn.

Xảy ra những hiện tượng nêu trên có một phần trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể ở địa phương, do chưa thực sự phát huy vao trò của mình trong việc ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi bạo lực gia đình. Chưa đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động người dân xóa bỏ hành vi bạo lực gia đình.

Mặc dù đã có quy định về xử phạt hành chính, hình sự đối với hành vi bạo lực gia đình nhưng việc xử lý còn hạn chế do e ngại, sợ đụng chạm, tâm lý không muốn can thiệp vào chuyện gia đình của người khác. Do đó những người có hành vi bạo lực gia đình chưa thể nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi của mình.

Khi bạo lực gia đình xảy ra thì người phụ nữ là thiệt thòi nhất. Người phụ nữ thường căm chịu cảnh bạo lực gia đình để giữ gìn hạnh phúc, vì con cái nhưng với những trận đòn từ trên trời rơi xuống, không thể chịu đựng nỗi đau họ phải quyết định ly hôn để tự bảo vệ mình. Khi ly hôn nhiều người phụ nữ trắng tay, phải làm lại từ đầu trong hoàn cảnh tuổi nhục.

Tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nhưng khi ly hôn nhiều người phụ nữ không được chồng chia tài sản, bất quá nhiều chị em phải khởi kiện, nhưng tiền tạm ứng án phí để khởi kiện lên đến vài chục triệu đồng nên nhiều chị em không thể tự xoay sở, đành bỏ cuộc.

Một số chị em cố gắng theo vụ kiện chia tài sản sau khi ly hôn, dù Toà tuyên thắng kiện nhưng việc đòi lại tài sản hết sức khó khăn, thường xuyên bị bên phía nhà chồng đe dọa, cản trở nên nhiều chị em nản chí và từ bỏ.

Mặt khác, sau khi ly hôn nhiều chị em không thể cắt khẩu do gia đình bên chồng không đồng ý. Nhiều trường hợp, chị em dù đã có nơi ở ổn định những vẫn không thể có hộ khẩu riêng mà chỉ là sổ tạm trú, gây rất nhiều khó khăn trong việc tham gia các giao dịch dân sự hoặc thực hiện các thủ tục hành chính.

Chính vì vậy, cần phải có sự quan tâm của các đoàn thể xã hội trong việc bảo vệ, giúp đỡ người phụ nữ bị bạo lực gia đình phải ly hôn để họ được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp được xây dựng và hình thành trong thời kỳ hôn nhân như quyền được nuôi trông nom, chăm sóc con cái; quyền được chia tài sản...

Để thực hiện việc này, các tổ chức đoàn thể nhất là Hội phụ nữ, các tổ chức công đoàn cơ sở phải đi tiên phong, kịp thời can thiệp để giúp đỡ chị em phụ nữ ổn định cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

9 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

GD&TĐ - Ung thư vú phủ bóng đen lên cuộc sống của vô số người trên toàn cầu, ảnh hưởng đến những người mắc bệnh và gia đình của họ.