Cách xử trí khi bị ong đốt

Quê tôi mùa hè rất nhiều ong. Ong làm tổ ở khắp nơi, trong vườn, ngoài ngõ, thậm chí vào tận hiên nhà. 

Cách xử trí khi bị ong đốt

Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp có thể dẫn đến chết người khi bị ong đốt nên rất lo lắng. Vậy cách xử trí thế nào khi bị ong đốt? - Phùng Thị Hằng (Bắc Ninh).

* Trả lời:

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Khi một người bị ong đốt, cần nhanh chóng sơ cứu như sau: Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da.

Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra; Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt, có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên, người bị ong đốt cần được theo dõi cẩn thận và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu bệnh nhân bị choáng.

Bên cạnh đó, cần phòng tránh ong đốt bằng cách: tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong; không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động; Không dùng nước hoa, dầu gội đầu có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong…

Theo suckhoedoisong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cán bộ Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trả lời thắc mắc của học sinh Trường THCS Thanh Xuân về tác hại của thuốc lá điện tử. Ảnh: TG

Hình thành thói quen 'nói không với thuốc lá'

GD&TĐ - Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều giải pháp đa dạng để tuyên truyền về tác hại của khói thuốc, giúp học sinh hình thành thói quen “nói không với thuốc lá”.