Cách ứng phó thông minh khi con cái chống đối, cãi lời cha mẹ

GD&TĐ - Nhiều phụ huynh cho biết, họ điên đầu với con cái tuổi teen khi chúng bướng bỉnh, không nghe lời cha mẹ. Nếu gặp trường hợp như thế, bạn sẽ giải quyết ra sao?

Cách ứng phó thông minh khi con cái chống đối, cãi lời cha mẹ
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền sẽ chỉ ra nguyên nhân và những điều cha mẹ cần lưu ý khi tranh luận với con ở "tuổi ẩm ương".
1. Tại sao con lại không nghe lời?
Do cha mẹ chưa thay đổi theo sự phát triển tâm sinh lý của con. Ở độ tuổi này các con đã đến tuổi dạy thì và đang tập làm người lớn mà cha mẹ vẫn dùng các nguyên tắc giáo dục như đối với khi con còn nhỏ.
Giữa cha mẹ và con cái cùng xảy ra sự tranh dành quyền lực:
Cha mẹ dễ tức giận và càng muốn khẳng định uy quyền của mình vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm, bị thách thức khi con không có những hành động hay lời nói theo ý mình.
Mặt khác con cái muốn được độc lập, được tôn trọng và bình đẳng như người lớn mà không được nên cố cãi lại, chống đổi khẳng định cái tôi của bản thân.
Bố mẹ nên khuyến khích con nói ra lý do tại sao con lại không nghe lời, tuy nhiên việc này cần được thực hiện hết sức khéo léo, không áp đặt trẻ vì điều này dễ sinh ra tâm lý phản kháng. Tốt nhất là bố mẹ làm điều này trong bầu không khí thân thiện. Khi con cãi lại, tỏ ra xấc xược, cha mẹ không nên dùng đòn roi để răn đe. Làm vậy trẻ sẽ càng lì lợm hơn.
Phải làm gì khi con hay cãi lời cha mẹ?
Kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp với con
Dùng các từ ngữ nhẹ nhàng để đáp lại con, tránh nóng giận và dùng những lời lẽ chất vấn, tra hỏi, áp đặt và công kích khiến trẻ
Không tranh luận sâu về những yêu cầu với con mà chỉ đặt ra các câu ngắn gọn: Cha mẹ không muốn gì? Nhưng hy vọng gì? Khi nào? Và nếu không được thì sẽ ra sao?
Nhìn nhận các vấn đề diễn ra từ con theo hướng tích cực: Công nhận các việc con mình đang làm chỉ là để tập làm người lớn.
Cùng con đưa ra các quy ước, nguyên tắc, giới hạn trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái để tránh cao trào và dễ gây xung đột

Một số việc trong nhà phải đặt ra luật rõ ràng, đó là những công việc và cách ứng xử trong gia đình. Những ai vi phạm luật sẽ bị phạt nặng. Cha mẹ nếu lâu lâu vi phạm thì cũng ngoan ngoãn chấp hành một hình phạt nào đó cho trẻ hài lòng vì thấy luật gia đình thật nghiêm minh và công bằng.

Cha mẹ coi con là bạn tri kỷ
Quan tâm đến sở thích của con, tặng con những món quà nhỏ không đắt tiền nhưng ngộ nghĩnh khi có dịp đi công tác, đi chơi, ngày kỷ niệm…
Cha mẹ thường xuyên tâm sự chân thành với con những niềm vui, nỗi buồn, những áp lực của bản thân trong công việc.
Không cãi nhau, bình luận xấu về người khác trước mặt con cái.
Tôn trọng và thân thiện với bạn bè của con, không dùng bạn bè của con để khuyên nhủ con, không so sánh con với những đứa trẻ khác.
Thương yêu, tôn trọng, bình đẳng và ngồi cùng nhau để giải quyết các vấn đề nếu có, khen ngợi kịp thời các việc làm tốt của con.
Hãy thấy con là người lớn và để con tham gia vào các bàn luận và các quyết định trong gia đình.
 Luôn thể hiện sự hài hước hàng ngày trong gia đình giữa cha mẹ và con cái.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thơm tìm thấy ánh sáng của cuộc đời qua đam mê hội họa.

Cô gái vẽ tranh bằng… miệng

GD&TĐ - Bị bại liệt bẩm sinh và chưa một ngày được đến trường, nhưng Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã nỗ lực vượt lên, tập ngậm bút, vẽ tranh bằng miệng.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý, bảo vệ 56.249ha rừng đặc dụng và hơn 4.000ha rừng sản xuất.

Dưới tán rừng đang thức giấc

GD&TĐ - Chưa đầy một năm, hàng loạt loài động vật quý hiếm từng vắng bóng lần lượt xuất hiện ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum).

Những nhũ đá tự nhiên sừng sững trong hang động.

Kỳ vỹ Động Sơn Mộc Hương

GD&TĐ - Hang Dơi có tên gọi khác là Động Sơn Mộc Hương được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào ngày 24/11/1998.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm hệ thống tại Khu Nghiên cứu Công nghệ Cổ Nhuế (Hà Nội).

Hệ thống lưu trữ năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Hệ thống mới do Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường phát triển đang cho thấy tiềm năng ứng dụng vượt ra ngoài phạm vi phòng thí nghiệm.