Cách phân biệt nước mắm thật giả để đảm bảo sức khỏe cả nhà

Cách phân biệt nước mắm thật giả để đảm bảo sức khỏe cả nhà - các bà nội trợ hãy lưu lại ngay!

Cách phân biệt nước mắm thật giả để đảm bảo sức khỏe cả nhà

Hiện nay trên thị trường tràn lan các loại nước mắm không rõ xuất xứ. Bài viết này sẽ giúp các bà nội trợ phân biệt nước mắm thật - giả an toàn.

Cách phân biệt nước mắm thật giả để đảm bảo sức khỏe cả nhà ảnh 1

Tiêu chuẩn về nước mắm 

Theo TCVN 5107:2003, nước mắm được phân thành bốn hạng là đặc biệt, thượng hạng, hạng 1, hạng 2 dựa theo độ đạm. Yêu cầu về nguyên liệu bao gồm: cá tươi, có chất lượng phù hợp, muối ăn phù hợp và nước đạt tiêu chuẩn theo quyết định 1329/2002/BYT/QĐ về “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống”.

Các chỉ tiêu hóa học của nước mắm gồm hàm lượng nitơ toàn phần tính bằng g/l (theo thứ tự là 30-25-15-10), hàm lượng nitơ axit amin, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không nhỏ hơn 55-50-40-35, hàm lượng nitơ amôniac, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không lớn hơn 20-25-30-35 và hàm lượng muối từ 145-295g/l.

Ngoài ra, các chỉ tiêu vi sinh vật, dư lượng kim loại nặng trong nước mắm và phụ gia trong nước mắt cũng được quy định trong TCVN 5107:2003.

Về nhãn mác, TCVN 5107:2003 yêu cầu phải có tối thiểu thông tin về hàm lượng đạm tổng số.

Bao bì bán lẻ phải ghi các nội dung: nước mắm và tên loài cá sử dụng để sản xuất, tên; địa chỉ cơ sở sản xuất, thành phần, độ đạm tổng số và đạm axit amin, thể tích nước mắm, thời hạn sử dụng…

Tuy nhiên, thành phần thường thấy của một chai nước mắm hiện nay gồm nước, tinh chất cá, đường, muối, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo ngọt tổng hợp...

Làm sao nhận biết nước mắm thật

Từ kinh nghiệm của mình, đầu bếp Võ Quốc, chủ biên tạp chí Món ngon VN, chỉ ra những cách phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm đã có sự pha chế. Ông Quốc cho biết nước mắm truyến thống có màu trong và hơi đậm. Trong khi đó, nước mắm công nghiệp có màu trong nhưng rất nhạt.

Mùi nước mắm truyền thống khi ngửi thì nghe hơi nồng, còn mùi của nước mắm công nghiệp thơm nhạt và nhẹ hơn. Một cách thử khác là nước mắm truyền thống khi dính vào tay thì rửa không hết mùi, còn nước mắm công nghiệp rửa xong sẽ mất mùi ngay.

Hơn nữa, hạn sử dụng của nước mắm truyền thống là 2-3 năm, lâu hơn so với các loại nước mắm công nghiệp. “Thành phần các loại nước mắm công nghiệp thường có các chất điều vị, chất bảo quản được in rõ ràng trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng nên chú ý điều này” - đầu bếp Võ Quốc đưa ra lời khuyên.

Nên minh bạch nước mắm, nước chấm

Ông Phạm Ngọc Dũng, nguyên phó chủ nhiệm CLB nước chấm TP.HCM, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nước mắm, cho biết hiện nay khó có loại nước mắm nào chỉ có cá, muối và nước. Khái niệm nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp thực chất cũng không thể tồn tại, chỉ có nước mắm nguyên chất và nước mắm pha chế mà thôi.

Các cơ sở sản xuất nước mắm ngày nay đều ít nhiều có sử dụng chất điều vị để gia giảm. Từ nước mắm cốt, các cơ sở chế biến có thể pha thành nhiều loại nước mắm với nồng độ đạm khác nhau và có sự điều vị để phù hợp với khẩu vị từng địa phương.

“Vấn đề là các cơ sở chế biến này điều vị như thế nào, pha loãng với hàm lượng ra sao, có sử dụng chất phụ gia nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và có ghi rõ thành phần của các chất phụ gia này trên nhãn mác hay không”, ông Dũng nói.

Ông Phạm Ngọc Dũng cho rằng về tên gọi “nước mắm” hay “nước chấm” thì cũng tùy vào quan niệm nhưng cũng nên có quy định rõ ràng, cụ thể. “Có thể quy định về độ đạm tối thiểu để có thể gọi là “nước mắm”. Ví dụ có nhiều ý kiến cho rằng “nước mắm” nên có chỉ tiêu từ 10 độ đạm trở lên còn dưới thì gọi là “nước chấm”.

Một cách phân biệt khác là “nước mắm truyền thống” là nước mắm chỉ có cá, muối và nước, còn có chất phụ gia thì gọi là “nước mắm công nghiệp”.

Quy định về tên gọi là do mình đặt ra và phải nên quy định rõ ràng để người tiêu dùng phân biệt, lựa chọn” - ông Phạm Ngọc Dũng nói. Chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính cho biết Bộ Y tế sẽ tiến hành một đợt thanh tra thị trường nước mắm, nước chấm đóng chai do hiện có nhiều phản ảnh từ người tiêu dùng về tên gọi, nhãn mác, chất lượng, phụ gia sử dụng trong sản phẩm.

Cách nhận biết nước mắm thật - giả

Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm

Hàm lượng đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Tuy nhiên, không phải độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon. Điểm mấu chốt để có được một chai nước mắm ngon, đó chính là cách làm để tạo ra độ đạm thật, tự nhiên.

Độ đạm của nước mắm là thông số dễ thấy trên bao bì sản phẩm uy tín. Theo đó, các loại nước mắm ghi độ đạm khoảng 30-43 độ được sản xuất bằng phương pháp truyền thống.

Còn nước mắm có độ đạm từ 50 đến 60 độ thường có sự tham gia của công nghệ, cô rút muối, hoặc theo phương pháp công nghiệp. Các sản phẩm này được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, lên men đạm thực vật, thường là thủy phân bằng nhiều phương pháp khác, sau đó pha chế hương liệu, trộn dung dịch đạm nhân tạo.

Hàm lượng đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Tuy nhiên, không phải độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon. Điểm mấu chốt để có được một chai nước mắm ngon, đó chính là cách làm để tạo ra độ đạm thật, tự nhiên.

Nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, phơi nắng để không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ.

Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43-45 độ (rất hiếm). Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà.

Màu sắc

Cách phân biệt nước mắm đơn giản đầu tiên đó là dựa vào màu sắc. Người tiêu dùng có thể đưa chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu thấy nước trong thì ổn, nếu thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.

Nước mắm trong chai màu vàng là loại tốt. Tuy nhiên, màu vàng sẽ bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống.

Mùi vị

Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Theo khoevadep.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ