Gần đây, dư luận dành nhiều thời gian quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm: thực phẩm sạch - thực phẩm bẩn. Trong đó, câu chuyện bánh phở hay bún,… chứa nhiều chất độc hại được sử dụng và bày bán tùy tiện khiến người tiêu dùng hết sức lo sợ, hoang mang.
Đặc biệt, rất ít người có thể nhận biết được bún có chất tẩy rửa hoặc chứa hàn the. Gần đây, dư luận dành nhiều thời gian quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm: thực phẩm sạch - thực phẩm bẩn. Trong đó, câu chuyện bánh phở hay bún,… chứa nhiều chất độc hại được sử dụng và bày bán tùy tiện khiến người tiêu dùng hết sức lo sợ, hoang mang. Đặc biệt, rất ít người có thể nhận biết được bún có chất tẩy rửa hoặc chứa hàn the.
Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng sẽ đưa ra cách giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được đâu là bún sạch và đâu là bún nhiễm hóa chất; những lưu ý đối với việc thưởng thức bún.
Nhận biết bún sạch - bún độc hại
Để phân biệt được bún sạch, an toàn và bún độc hại, người tiêu dùng nên dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún. “Bằng cảm quan, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được bún sạch và bún có chứa hàn the, chất tẩy rửa”, bác sĩ Thúy Hà cho biết.
Để phân biệt được bún sạch, an toàn và bún độc hại, người tiêu dùng nên dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún
Bún sạch, bún an toàn
Theo bác sĩ Thúy Hà, những sợi bún sạch sẽ hơi nát, có màu trắng đục hoặc tối màu và dễ đứt gãy. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Đặc biệt, mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
Bún độc hại
Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng mẩy, dai, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. “Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị.
Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng”, bác sĩ Thúy Hà chỉ cách nhận biết bún độc hại.
Những ai không nên ăn nhiều bún?
Bún được coi là nguyên liệu quan trọng trong bữa ăn sáng của nhiều người. Ngoài ra, bún còn là thực phẩm thay thế cơm của phần đông dân công sở. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mỗi lần ăn bún, người trưởng thành nên ăn với lượng khoảng 180g – 190g (tương đương lưng bát to).
Bún được coi là nguyên liệu quan trọng trong bữa ăn sáng của nhiều người
Đặc biệt, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với trẻ nhỏ và người có bệnh đường tiêu hóa. “Khi họ ăn bún sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ và người bệnh đường tiêu hóa ăn bún”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo.
Mua bún về nấu giảm bớt độc tố gây hại?
Bác sĩ Thúy Hà khẳng định, không có cách chế biến nào có thể làm giảm những chất độc hại có trong bún. Vì vậy, khi mua bất cứ sản phẩm bún tươi hay bún khô, người tiêu dùng cần phải thông minh và biết cách lựa chọn những loại bún sạch, không chất tẩy rửa, chứa hàn the.
Ngoài ra, chị em nội trợ nên chọn sản phẩm tại cửa hàng có uy tín. Đối với các sản phẩm đóng gói, cần lựa hãng có uy tín, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nguồn gốc, nhãn hiệu và trên bao bì cần ghi rõ hạn sử dụng.
Cách phân biệt bún sạch với bún nhiễm hóa chất
Bún sạch
Sợi bún hơi nát, màu trắng đục hoặc tối màu, dễ đứt gãy, nhuyễn và hơi dính, mang hương vị chua tự nhiên của gạo ngâm, dễ bị chua và ôi thiu.
Bún độc hại
Sợi bún bóng mẩy, màu trắng trong, sáng, dai và khó đứt gãy, không nhuyễn và dính, không mùi vị, khó chua và thiu, để lâu có thể chuyển sang màu xanh và khô cứng.