Cách nấu mì tôm loại bỏ các chất không có lợi cho sức khỏe

GD&TĐ - Với những người “nghiện” mì tôm cần lưu ý làm thêm bước chần mì trước khi nấu hợp với những thực phẩm rau xanh sẽ không bị nóng, mọc mụn.

Cách nấu mì tôm loại bỏ các chất không có lợi cho sức khỏe

Mì tôm là món ăn phổ biến trên thế giới, được đóng gói cùng các gia vị và hương liệu.

Không thể phủ nhận mì tôm rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Nhưng khi sử dụng trong thời gian dài, đó cũng là tác nhân gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn ăn mì tôm mà không lo nóng trong người.

Ăn mì tôm đúng cách

Chần sơ mì tôm

Đun sôi nước, thả vắt mì vào chần - khâu này ɡiúρ loại bỏ bớt lớρ dầu và độ mặn trong vắt mì (do nhà sản xuất chiên mì). Khi các sợi mì rời nhau thì đổ mì ra rá cho ráo nước.

Hạn chế sử dụng gói gia vị mì

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm), gói mỡ gia vị cay, tuy có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng độ mặn hợp khẩu vị với người ăn mặn, ăn nhiều dễ gây béo, bệnh tim mạch... do đó cần điều chỉnh cho ít hay cho nhiều tùy ý.

Bổ sung thêm rau xanh

Theo các bác sĩ Sức khỏe & Đời sống, mì tôm - mì ăn liền không nóng tới mức như mọi người nói, nhưng ăn thường xuyên mà không ăn thêm rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu đạm như thịt, tôm, trứng… sẽ dễ bị táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng... còn dẫn tới cảm giác nóng nảy, khó chịu, bực bội trong người.

Khi ăn mì tôm, bạn nên uống nhiều nước lọc để cơ thể nhanh thanh lọc, giảm thiểu tác hại của các chất có trong mì gói (nhưng tránh xa các loại nước ngọt và nước có ga).

Lưu ý khi ăn mì tôm

Không ăn quá thường xuyên

Ăn quá nhiều mì tôm nhất là việc ăn mì thay cho bữa chính, khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng chính là những hậu quả đầu tiên của việc bạn ăn mì quá thường xuyên.

Không ăn mì tôm sống

Mì tôm được xem là loại thực phẩm nghèo giá trị dinh dưỡng, việc nấu chín mì tôm cũng không làm mì tôm dễ tiêu hoá hơn hay tăng giá trị dinh dưỡng, nhưng khi ăn sống thì tác hại mì tôm còn tệ hơn. Do đó, tốt hơn khi ăn mì thì bạn nên nấu chín rồi hãy ăn để an toàn hơn.

Không ăn mì úp

Không ăn mì úp, cần chần bỏ nước đầu rồi nấu mì với với rau xanh (bắp cải, các loại cải, súp lơ, giá đỗ…), bổ sung 25-30 gram chất đạm như thịt bò, thịt lợn, tôm, trứng... cho 1 bát mì) để giảm độ béo thừa và cân bằng dinh dưỡng.

Không ăn trước khi ngủ

Có một điều có thể bạn chưa biết rằng sau 2 giờ thì mì tôm có thể chưa tiêu hóa hết. Khi ăn trước khi ngủ thì năng lượng trong mì tôm không được tiêu hóa và sẽ tích tụ tạo thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Bởi vì vậy mà không nên ăn mì đêm bạn nhé, thay vào đó là trứng, sữa, rau củ chẳng hạn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Nhóm người hạn chế ăn mì tôm

Người bệnh béo phì, mắc bệnh tim mạch: Vì lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều.

Người mắc bệnh dạ dày: Vì lượng gia vị quá mạnh trong mì có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Người mắc bệnh thận: Mì tôm chứa nhiều muối, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

Trẻ em: Nên hạn chế ăn mì vì ít dinh dưỡng lại khó tiêu hóa, chứa nhiều chất gây hại...

Sau những thông tin vừa được báo chí như vậy, mọi người cũng đã rõ mì tôm ăn thế nào để hạn chế hại sức khỏe rồi. Dù tiện lợi nhưng hãy cân nhắc trước khi ăn nha.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ