Công đoạn này sẽ giúp cho món cháo của bạn có hương vị thơm ngon hơn nhiều so với cách nấu thông thường.
Gạo nếp với hương thơm đặc trưng, khi trộn vào sẽ giúp cho món cháo của bạn có độ sánh dẻo, mềm mịn hơn.
Lưu ý: Nên trộn gạo với tỷ lệ phù hợp, tốt nhất là 1 chén gạo tẻ trộn với 1 nắm gạo nếp bởi vì cho quá nhiều gạo nếp sẽ làm cho cháo bị đặc quánh, ăn bị ngán.
2. Rang gạo trước khi nấu
Trước khi nấu cháo, bạn nên rang gạo để cháo nấu nhanh nhừ nhưng không bị nát mà lại còn dậy mùi thơm khó cưỡng. Lý do là bởi vì trong khi rang, hạt gạo sẽ bị nhiệt độ làm cứng và định hình được hạt gạo, cho dù có nấu lâu thì hạt gạo vẫn giữ được hình dáng chứ không bị nhừ nhuyễn.
Sau khi đã ngâm gạo, hãy cho gạo vào chảo rang trên bếp tới khi hạt gạo chuyển màu từ trắng đục sang trắng trong thì ngừng lại.
3. Mùi vị thơm mát của cháo có cho vỏ quýt
Khi nấu cháo trắng, trước khi tắt bếp, nếu ta thả vào nồi cháo vài lát vỏ quýt, như vậy món cháo sẽ có mùi thơm mát.
4. Cháo ngọt thêm giấm càng thêm ngọt
Khi nấu cháo đường, ta cho thêm một chút xíu giấm vào cháo, cháo sẽ càng ngọt hơn, như vậy có thể giúp ta tiết kiệm đường.
5. Nấu cháo bằng cơm thừa
Dùng cơm thừa để nấu chaod thường hay bị dính và cháy. Nếu trước khi nấu, ta dùng nươc lạnh dội qua thì khi nấu sẽ không bị dính mà cháo được nấu ra ngon như cháo nấu bằng gạo.
6. Nấu cháo bằng...phích
Khi ở những hoàn cảnh đặc biệt, ta có thể nấu cháo chỉ nhờ một phích nước sôi và chút gạo. Cách làm như sau: Cho 150g gạo vào phích nước rồi đổ nước sôi vào, vài tiếng sau khi mở phích ra, bạn sẽ có cháo để ăn.