Cách nấu bát canh bí truyền cứu người thập tử nhất sinh của người Nhật

GD&TĐ - Ngày nay tại Nhật Bản, người ta bàn tán rất nhiều về công dụng của một loại canh rau cải có khả năng làm được chuyện hi hữu mà khoa học đôi khi phải bó tay chịu trận, đó là chữa trị một số ca ung thư cực khó.

Cách nấu bát canh bí truyền cứu người thập tử nhất sinh của người Nhật

Món canh rau kỳ diệu này đã được ông Lập Thạnh Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y Hóa phòng ngừa Nhật Bản phát minh ra với niềm hy vọng nó sẽ là chìa khoá giải quyết vấn nạn ung thư mà ngành y đang phải đối mặt.

Việc dùng nước canh rau cải để chữa bệnh đang trở thành phong trào ở Nhật Bản. Có nhiều người mắc bệnh ung thư vào thời kỳ cuối bị bệnh viện tuyên bố không còn hy vọng sống sót, nhờ uống nước canh này mà đã bình phục. Một số người khác bị bệnh tiểu đường và viêm gan C cũng nhờ uống nước canh rau cải mà đã khỏi bệnh.

Ông Lập Thạnh Hòa cũng khám phá ra khả năng trị liệu tài tình của nước gạo lứt rang. Đôi khi ông cho bệnh nhân uống phối hợp hai loại nước này để gia tăng công năng chữa bệnh.

Nhiều người ốm thập tử nhất sinh đã tìm lại được sự sống nhờ món canh “kỳ diệu” này. Rễ củ Ngưu Bàng là một trong 5 nguyên liệu của món canh dưỡng sinh được tất cả những người ăn thực dưỡng biết tới, nó vừa là món ăn ngon lại bổ dưỡng và có nhiều dương tính vì củ của nó đâm thẳng xuống đất như dáng củ cà rốt.

Nhiều người ốm thập tử nhất sinh đã được sống lại nhờ món canh “kỳ diệu” này.

Ngành thực dưỡng từ lâu đã khám phá ra món ăn này và người Nhật đã quen dùng với nhiều cách chế biến ngon, bổ. Nay ông Lập Thạnh Hòa phát minh ra công thức của món canh dưỡng sinh càng làm cho những người thực dưỡng trên khắp thế giới một lần nữa chiêm nghiệm sự liên quan mật thiết giữa miếng ăn thức uống với sức khỏe và bệnh tật của con người.

Nhiều người không có bệnh cũng bắt đầu dùng món canh rau, vì món này giúp tế bào sinh sản khỏe mạnh, làm cho thân cường bệnh nhược.

Canh rau cải có đủ thành phần âm dương và thiên về dương với 5 màu bổ cho 5 tạng: Trắng, xanh, đỏ, đen, vàng. Nhưng theo đánh giá về y hóa của Ông Lập Thạnh Hòa thì canh rau cải còn đủ về cả dinh dưỡng lẫn khả năng phục hồi tế bào, bổ sung chất đạm cho cơ thể, tốt cho xương cốt, giúp cho cơ thể tự biến cải hóa tạo ra hơn 30 chất có hoạt tính kháng sinh.

Trong đó có chất Amityrosine hoặc Azatyrosine có khả năng vây hãm và tiêu diệt tế bào ung thư rất tài tình. Theo tuyên bố của ông thì chỉ trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng, các tế bào ung thư sẽ hoàn toàn bị khống chế.

Củ Ngưu bàng, một thành phần quan trọng trong món canh dưỡng sinh.

Đồng thời, các tế bào lành vừa mới tái sinh đã mang tính miễn dịch, nên cơ thể sẽ không bị bệnh ung thư tấn công lần thứ hai nữa. Bệnh nhân uống nước canh này cho đến khi nào được bệnh viện xét nghiệm thấy hoàn toàn bình phục mới chắc chắn.

Theo nhận định của Ông Trần Văn Duật, nguyên là giảng viên trường Đại học Bách Khoa, hiện đã và đang nghiên cứu rất sâu về các phương pháp dưỡng sinh và y lý phương Đông, đã bước đầu nhận định về canh dưỡng sinh như sau:
Canh này có hiệu quả tăng cường miễn dịch giúp cơ thể kháng được các sự tấn công của bệnh tật. Tuy nhiên, để có hiệu quả thực sự, thì người uống nước canh dưỡng sinh phải ăn theo chế độ ăn kiêng thực dưỡng; tức là không ăn thịt cá trong khi chữa bệnh mà thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật.

Mục đích của canh dưỡng sinh là kích thích sự tăng trưởng của tế bào lành, gia tăng bạch huyết cầu và hồng huyết cầu: Tốc độ tăng trưởng nhanh gấp 3 lần lúc không uống nước canh, nên cơ thể được khỏe mạnh và có sức đề kháng cao độ. Đồng thời, canh dưỡng sinh còn giúp bài tiết các chất bẩn tích tụ trong phúc mô và lọc sạch mạch máu.

Nước gạo lứt rang (trà gạo lứt) có công hiệu chữa bệnh tiểu đường rất hay. Ông Lập Thạnh Hòa phát hiện thấy gạo lứt cung cấp sinh tố và các chất dinh dưỡng rất dồi dào lên đến 1.200 loại khác nhau. Bản thân nó giúp lợi tiểu và phân giải chất đường trong máu nên không còn mang đặc tính của đường nữa. Đối với bệnh sỏi mật, uống nước gạo lứt kiên trì nhiều ngày có thể làm cho sỏi tan mà không cần giải phẫu.

Nước gạo lứt rang (trà gạo lứt) có công hiệu chữa bệnh tiểu đường rất hay.

Qua nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm, ông Lập Thạnh Hòa thấy đa số bệnh nhân nan y tin dùng nước trà gạo lứt và canh dưỡng sinh đều khỏi bệnh trong một thời gian kỷ lục. Sau đây là phương pháp nấu canh dưỡng sinh:

Nguyên liệu

– Củ cải trắng cỡ trung bình: một phần tư củ

– Lá củ cải trắng (phần trên của củ cải): một phần tư chùm lá, bổ dọc xuống để có lá có cọng

– Củ cà rốt cỡ trung bình: nửa củ

– Nấm đông cô Nhật Bản (thứ có lằn nứt nẻ màu trắng, đừng lẫn lộn với thứ trơn của Trung Quốc): một cái.

– Củ Ngưu Bàng (tiếng Anh: Burdock): củ lớn một phần tư, củ nhỏ phân nửa. Đây là một loại củ dáng hơi giống củ cà rốt nhưng dài gấp 3 và màu hơi giống củ sắn dây, vỏ màu nâu vàng, ruột màu trắng. Vòng tròn của củ lớn hơn ngón tay cái. Khi dùng loại củ khô thì dùng từ 10-15 lát cho một nồi canh dưỡng sinh.

Nấm đông cô Nhật Bản. (Ảnh: Corbis)

Cách làm

Tất cả nguyên liệu đều còn trong trạng thái bình thường, chưa hề luộc qua lần nào. Đồ nấu phải sử dụng bằng thủy tinh có nắp đậy, loại chịu được nhiệt độ cao. Đừng gọt sạch vỏ và không nên xắt quá nhỏ. Phải đổ thêm nước gấp 3 lần phần nguyên liệu hợp lại. Khi sôi, phải vặn lửa thật nhỏ để nấu tiếp trong một tiếng đồng hồ mà không cạn nước.

Dùng nước canh dưỡng sinh này thay thế nước trà để uống. Phần xác (cái) còn lại dùng để nấu canh ăn tùy thích, đừng bỏ uổng.

Lưu ý: Đừng nghĩ rằng thêm nhiều nguyên liệu chừng nào thì hiệu quả của canh dưỡng sinh càng hay chừng nấy. Nên tuân theo lượng chỉ dẫn. Không nên cho thêm bất cứ một nguyên liệu nào khác vào thành phần của canh dưỡng sinh, vì nó có thể làm cho canh biến chất và phản tác dụng.

Bát canh thực dưỡng trị bệnh hiệu quả.

Bất cứ bệnh tật nào được chữa trị bằng canh dưỡng sinh, thì nhiệt độ của cơ thể đều giảm xuống 1 độ. Sau khi canh dưỡng sinh được hấp thụ vào cơ thể, sẽ xảy ra sự biến đổi về hóa học trong cơ thể và sẽ sản sinh ra trên 30 nguyên tố kháng sinh để phòng chống bệnh tật.

Theo phunugiadinh/yeugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ