Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế nêu: Trường hợp nghi ngờ và xác định phải cách ly tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày. Thông tin này khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây nhiễm chéo như đợt dịch Covid-19.
Các trường hợp nghi nhiễm sẽ được bố trí phòng cách ly riêng, các đối tượng xác định nhiễm sẽ được cách ly tại các phòng riêng độc lập
Là một trong những thành viên tham gia soạn thảo hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế, theo BSCK2. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) thông tin trên báo chí cho biết, việc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định mắc đậu mùa khỉ trong quá trình cách ly tại cơ sở y tế là rất thấp.
Các trường hợp nghi nhiễm sẽ được cách ly riêng và tách biệt với các trường hợp xác định nhiễm. Tuy nhiên, so với Covid-19 thì khả năng lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ rất thấp.
Vì Covid-19 lây qua đường hô hấp là chủ yếu cho nên chúng lây nhiễm rất nhanh. Trong khi đó, virus đậu mùa khỉ thường lây nhiễm qua các tiếp xúc cơ thể, thông qua các vết mụn nước, các dịch tiết và chất tiết trên da ở người mắc bệnh.
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ chỉ từ 1-10%. Vậy cho nên để không xảy ra tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng thì việc cách ly trong bệnh viện 14 ngày là điều hết sức cần thiết.
Da của người mắc bệnh sẽ hình thành sẹo do tổn thương. |
Bác sĩ Tiến nhấn mạnh, người nghi ngờ và xác định nhiễm cần phải phải tuân thủ các quy định về cách ly của ngành y tế để không lây lan cho những người xung quanh.
Theo nhận định, số lượng ca bệnh sẽ không nhiều và các cơ sở y tế của Việt Nam đủ để cách ly những trường hợp nghi nhiễm và nhiễm bệnh. Các trường hợp nghi nhiễm sẽ được bố trí phòng cách ly riêng, các đối tượng xác định nhiễm sẽ được cách ly tại các phòng riêng độc lập.
Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, quá trình cách ly sẽ tiến hành từng bước một và phù hợp với thực tế. Khi số lượng bệnh nhân quá đông không thể kiểm soát thì sẽ tiến hành cách ly tại nhà.
Bộ Y tế cũng đã ra các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ nhưng chỉ giải quyết trong thời điểm số ca bệnh còn ít và các bệnh viện vẫn có đủ điều kiện để cách ly người bệnh.
"Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ,điều quan trọng nhất là sự nhận thức và cảnh giác của người dân về bệnh này. Những biện pháp phòng, chống dịch đã được WHO, Bộ Y tế khuyến cáo rõ, người dân cần tuân thủ nghiêm" - Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không điển hình, không phát ban, thậm chí không triệu chứng
BS Đỗ Thị Hồng Hiên, chuyên gia dịch tễ học, Trưởng nhóm đáp ứng khẩn của WHO tại Việt Nam cho hay, phần lớn bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhẹ, có thể hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên cũng có trường hợp có biến chứng do chăm sóc các vết thương trên da, nốt phát ban không tốt.
Một số trường hợp diễn biến nặng ở nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch. Giai đoạn ủ bệnh là 6-13 ngày sau phơi nhiễm nhưng có thể đến 5-21 ngày.
Giai đoạn đầu tiên là trong 1-5 ngày đầu, người bệnh có biểu hiện không điển hình như: sốt, đau đầu, đau lưng, đau cơ, rất mệt, đặc biệt là sưng hạch.
Giai đoạn thứ 2 kéo dài 1-3 ngày sau khi sốt suy giảm, lúc này xuất hiện các nốt phát ban. Các nốt này rất điển hình, thường xuất hiện theo trình tự có thể kéo dài 2-4 ngày.
Ban đầu là các nốt dẹp, sau đó nổi lên sưng mọng nước, có mủ rồi vỡ ra, đóng vảy, bong tróc vảy, hình thành lớp da non.
Đáng lưu ý là trong vụ dịch này, rất nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không điển hình, không phát ban, thậm chí không triệu chứng khiến cho việc nhận biết triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán khó khăn hơn.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ nào. Tuy nhiên, toàn thế giới đã có hơn 25.000 ca mắc tại 78 quốc gia. Đã có ít nhất 10 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 4 ca tử vong ngoài Châu Phi.