Cách đơn giản phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm tươi

Tôm bơm tạp chất mình con tôm cứng, thẳng đơ, tôm bình thường mình tôm mềm, cong...

Cách đơn giản phân biệt tôm bơm tạp chất và tôm tươi

Người ta bơm tôm bằng những chất gì?

Dung dịch để bơm tôm nhằm tăng trọng lượng chủ yếu là tinh bột như rau câu, a dao, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của )… Các chất này thường được nấu chín hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm.

Cách đơn giản phát hiện tôm bơm tạp chất, chọn tôm tươi các bà nội trợ nên biết - Ảnh 1

Tạp chất được bơm vào tôm qua đầu, thân và đuôi. Hình minh họa

Ngoài ra, để giữ được vẻ bề ngoài cho lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.

Tác hại của việc bơm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản

Việc đưa tạp chất lạ vào nguyên liệu làm tăng đáng kể các mối nguy trong sản phẩm vốn đã chứa nhiều mối nguy tiềm ẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài mục đích gian dối kinh tế, hành vi này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm tăng vọt các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học trong sản phẩm thủy sản.

Các tạp chất cứng (như đinh sắt, thỏi chì, xi măng, dây kẽm, tăm tre, cọng dừa nước…) dễ gây tổn thương cơ học (gãy răng, mắc cổ, thủng bụng…) cho người dùng.

Các tạp chất dạng lỏng (như agar, tinh bột, …) khi bơm vào thân tôm gây ảnh hưởng trực tiếp đến thịt tôm như làm dập nát thịt tôm và làm tăng nhanh quá trình tự phân hủy do tế bào cơ thịt bị phá vỡ.

Cách đơn giản phát hiện tôm bơm tạp chất, chọn tôm tươi các bà nội trợ nên biết - Ảnh 2

Việc ngâm, bơm bằng nước bẩn, nước từ kênh, ruộng nhiễm các chất độc hại từ hoạt động nông nghiệp (như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, kim loại nặng…) làm tăng đáng kể mối nguy hóa học trong sản phẩm thủy sản. Ngoài ra tất cả các hóa chất độc hại như hàn the (borat), diêm tiêu (nitrat kali), urê… tuy có thể giữ cho nguyên liệu thủy sản bề ngoài có vẻ tươi nhưng thực tế nguyên liệu đã bị phân hủy biến chất và khi vào cơ thể người đều có khả năng gây ngộ độc, thậm chí chết người.

Đối với tạp chất dạng lỏng, đáng lưu ý là không một ai dùng nước uống vô trùng để ngâm, chích nguyên liệu. Việc ngâm, bơm bằng nước kênh, ruộng nhiễm các vi sinh vật hoặc ký sinh trùng gây bệnh làm tăng đáng kể mối nguy sinh học trong sản phẩm. Tác hại rất lớn là các chất dạng lỏng này được chích sâu trong cơ thịt do vậy tất cả các hoạt động chế biến (trừ nấu chín) sẽ không có cách nào có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt các loài vi sinh vật đã ẩn sâu trong đó.

Sản phẩm thủy sản có chứa lạ (đặc biệt dạng lỏng) là môi trường phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm (luôn bị cơ quan quản lý chất lượng nước nhập khẩu kiểm soát nghiêm ngặt) như: Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây bệnh thổ tả.Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) gây sốt thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng, nhiễm trùng máu.Vi khuẩn lỵ (Shigella) gây kiết lỵ. Trực trùng đường ruột (Escherichia coli) gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây tiêu chảy, đau bụng, sốt, nôn mửa; Độc tố do chúng sinh ra có khả năng chịu nhiệt rất cao và hầu như không bị phân hủy khi gia nhiệt trong quá trình chế biến. Vi khuẩn gây ngộ độc thịt (Clostridium botulinum) gây ngộ độc, nôn mửa, suy giảm chức năng thần kinh, có khả năng hình thành bào tử với sức chống chịu rất cao trước các yếu tố bất lợi của môi trường.

Ngoài ra còn rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác (kể cả các siêu vi khuẩn) tồn tại khá phổ biến trong môi trường quanh ta (không khí, đất, nước), đặc biệt là nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh rất dễ lan truyền khi thủy sản bị nhiễm khuẩn, điều kiện bảo quản không phù hợp và môi trường kém vệ sinh. Việc ngâm, chích tôm nguyên liệu bằng nước bẩn tạo điều kiện đưa trực tiếp vi khuẩn gây bệnh vào trong sản phẩm.

Việc đưa tạp chất vào thủy sản nguyên liệu còn gây tác hại lớn về mặt kinh tế, gây thiệt hại về tài nguyên, nhân lực và tài chính. Làm giảm đáng kể chất lượng nguyên liệu thủy sản, làm mất khả năng chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng giá bán cao, thậm chí có thể đến mức không còn phù hợp để làm thực phẩm. Tác hại hơn cả, hành vi trên gây ra nguy cơ làm mất uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam, có khả năng làm cho sản phẩm bị tẩy chay trên thế giới.

Cách nhận biết tôm bị bơm tạp chất

Cách đơn giản phát hiện tôm bơm tạp chất, chọn tôm tươi các bà nội trợ nên biết - Ảnh 3

Tôm đã bị bơm tạp chất

Cách đơn giản phát hiện tôm bơm tạp chất, chọn tôm tươi các bà nội trợ nên biết - Ảnh 4

Nhận biết tôm bị bơm tạp chất.

Loại tôm được chọn để bơm tạp chất phần lớn là tôm sú.

Khi chọn tôm, nếu thấy con tôm cứng, thẳng đơ thì đó là tôm đã được bơm tạp chất. Bình thường mình tôm mềm, cong.

Mang cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường mềm, phẳng.

Về màu sắc, gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch. Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.

Tôm bơm tạp chất mình thường căng phồng, mập bất thường. Hình minh họa

Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Cách chọn tôm tươi ngon

Chắc ăn nhất, bạn hãy tìm mua tôm còn “nhảy tanh tách”, không rớt chân càng, đây là cách an toàn nhất để chắc chắn rằng bạn đang mua tôm tươi sống.

Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Cách đơn giản phát hiện tôm bơm tạp chất, chọn tôm tươi các bà nội trợ nên biết - Ảnh 5

Tôm tươi, ngon là tôm còn sống, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càng. (Hình minh họa)

Với tôm sú: Không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ.

Theo Nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...