Nếu bạn có một khu vườn ở nhà, bạn biết rằng khi bạn chăm sóc khu vườn của mình, nó sẽ trở nên rực rỡ, trổ nhiều hoa và sinh ra những trái cây bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Ngược lại, nếu bạn bỏ bê khu vườn của mình hoặc tệ hơn là chăm bón bằng... thuốc diệt cỏ, sẽ không có hoa hay trái nào mọc lên.
Con cái chúng ta cũng vậy. Nếu trẻ em là khu vườn và đặc điểm tính cách của trẻ là cây cối thì chúng ta cần tưới nước cho chúng bằng tình yêu thương và sự quan tâm sâu sắc, đồng thời nhớ rằng những năm đầu đời của chúng rất quan trọng.
Một đứa trẻ nhiều lần tỏ ra bướng bỉnh không có nghĩa rằng bướng bỉnh là một đặc điểm tính cách. Đó là một hành vi mà đứa trẻ đã học được theo một cách nào đó.
Nghiên cứu cho thấy, khi chúng ta nghe điều gì đó 3 lần, đặc biệt là từ những người thân yêu của mình, chúng ta có xu hướng coi đó là sự thật cuối cùng. Trẻ con cũng thế.
Một trong những chìa khóa để bắt đầu thay đổi những đặc điểm và hành vi của trẻ là nhận thức được những đặc điểm và hành vi chúng ta đang sử dụng.
Hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để bắt đầu nhận biết và thay đổi đặc điểm tính cách của con.
Tạo danh sách các đặc điểm của từng thành viên trong gia đình
Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu được ý nghĩa của các đặc điểm. Nếu không, đừng cố gắng giải thích mà chỉ cần xóa chúng khỏi danh sách của bạn. Không đứa trẻ nào có thể nhận biết liệu mình có một đặc điểm nào cho đến khi chúng thực sự hiểu được ý nghĩa của nó.
Mỗi thành viên trong gia đình cần nêu bật những đặc điểm mà họ nghĩ rằng họ có trong danh sách.
Sau đó, cha mẹ sẽ đánh dấu những đặc điểm mà các thành viên khác trong gia đình có. Đảm bảo có dấu hiệu khác nhau cho mỗi người trong gia đình.
Ví dụ, đặc điểm của bố được đánh dấu màu vàng, đặc điểm của mẹ màu đỏ. Yêu cầu mỗi người chọn một trong những đặc điểm mà họ nghĩ là mình có và giải thích lý do tại sao họ có đặc điểm đó.
Bước này sẽ giúp bạn hiểu được những câu/từ/cụm từ đã sinh ra những tính xấu đó, từ đó giúp bạn nhận thấy cuộc trò chuyện diễn ra tại nhà có ảnh hưởng đến cách con quan sát thế giới xung quanh.
Những tính xấu không bao giờ phát triển mà không có lý do. Nếu bạn nhận thấy mình có đặc điểm tương tự trong danh sách của riêng mình, hãy thành thật với con. Điều này đòi hỏi sự can đảm nhưng sẽ mang lại cho bạn thêm kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Ví dụ, con nghĩ con bướng bỉnh và bạn nhìn vào danh sách của mình, bạn thấy mình cũng bướng bỉnh. Bạn cần phải nói với con rằng “Bố/mẹ hiểu con lây tính bướng từ ai. Bố/mẹ cần sửa chữa tính cách này.”
Trong quá trình chia sẻ những đặc điểm bạn có, hãy trung thực và minh bạch. Nếu bạn chưa thể làm ngay điều đó với bọn trẻ, hãy làm điều đó trước với người bạn đời hoặc một đứa trẻ trưởng thành, anh chị em ruột hoặc một người bạn tốt nào đó.
Đừng phán xét
Có thể bạn sẽ thấy buồn và đáng báo động khi phát hiện ra một số đặc điểm tính cách bạn đã truyền lại cho con. Nhưng bạn không thể thay đổi quá khứ. Bạn đã làm tốt nhất có thể vào thời điểm đó. Hãy sử dụng nó như một cơ hội để thực hiện những thay đổi cho tương lai.
Nhớ rằng, tốt hơn hết là bạn nên biết mình đang làm điều tốt nhất và thực hiện thay đổi thay vì nản lòng và dằn vặt. Điều này sẽ mang lại cho bạn sức mạnh để thực hiện một sự thay đổi.
Đừng cố gắng thay đổi nhận thức của con
Đừng tranh cãi với con và cố gắng thuyết phục chúng rằng chúng không có những đặc điểm đó. Hãy bắt đầu với những đặc điểm mà bạn phải chịu trách nhiệm và đừng cố đổ lỗi cho bất kỳ ai khác về điều đó.
Việc cha mẹ bắt đầu đổ lỗi cho nhau về những đặc điểm tiêu cực là điều rất bình thường nhưng không có ích. Trẻ em là sinh vật độc đáo nhất và đôi khi chúng đưa ra kết luận dựa trên logic hoàn toàn khác với logic của người lớn.
Mọi điều chúng nói đều là nhận thức của chúng dựa trên những gì đã xảy ra với chúng trong cuộc sống.