Điều cấm kỵ khi dạy dỗ con

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ chê bai con mình nhằm mục đích tốt, nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận ra nguy cơ tiểm ẩn của phương thức dạy dỗ này.

Trẻ em hầu như luôn tiếp thu những lời chỉ trích, ghi nhớ nó và đôi khi phải chịu đựng những tổn thương tinh thần lâu dài trong quá trình đó. (Ảnh: ITN).
Trẻ em hầu như luôn tiếp thu những lời chỉ trích, ghi nhớ nó và đôi khi phải chịu đựng những tổn thương tinh thần lâu dài trong quá trình đó. (Ảnh: ITN).

Cha mẹ thường hy vọng, bằng cách chỉ ra lỗi lầm của con, họ có thể giúp con khắc phục những hành vi có vấn đề, học những kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập, đồng thời phát triển ý thức trách nhiệm cá nhân mạnh mẽ. Về cơ bản, điều này là tích cực.

Tuy nhiên, người lớn phải hiểu rằng trẻ em không phản ứng với những lời chỉ trích như người lớn. Trẻ em hầu như luôn tiếp thu những lời chỉ trích, ghi nhớ nó và đôi khi phải chịu đựng tổn thương tinh thần lâu dài trong quá trình đó.

Hơn nữa, sự xấu hổ - phản ứng không thể tránh khỏi từ những lời chỉ trích gay gắt - có sức mạnh làm xói mòn chính những mục tiêu mà cha mẹ luôn nghĩ đến khi khuyên răn con cái.

Sự khác nhau giữa chỉ trích và sửa lỗi

Không nên đánh đồng chỉ trích và sửa lỗi (một hình thức hướng dẫn cần thiết) là một. Chỉ trích khác với sửa lỗi ở chỗ nó tập trung nhiều vào việc đánh giá một đứa trẻ hơn là giúp đỡ.

Ngược lại, khi sửa lỗi cho một đứa trẻ, chúng ta nhẹ nhàng thông báo cho con về lỗi mà con đã mắc phải đồng thời giải thích lý do hành vi của con không hiệu quả.

Ví dụ, nhắc nhở con không lấy đồ chơi không thuộc về mình mà không hỏi ý kiến, sau đó kiên nhẫn giải thích tại sao hành động này có hại. Điều này khuyến khích con học tập và làm tốt hơn vào lần sau. Ngược lại, việc nói rằng con “hư hỏng” sẽ dán nhãn cho con mà không đưa ra hướng dẫn đầy đủ.

Dưới đây là 5 cách khiến sự chỉ trích của cha mẹ làm chệch hướng phát triển của con:

Chỉ trích làm xói mòn tinh thần trách nhiệm của con

Khi bạn la mắng con một cách giận dữ, con sẽ chỉ tập trung đến việc bạn cảm thấy thế nào về con. (Ảnh: ITN).

Khi bạn la mắng con một cách giận dữ, con sẽ chỉ tập trung đến việc bạn cảm thấy thế nào về con. (Ảnh: ITN).

Khi bạn la mắng con một cách giận dữ, con sẽ chỉ tập trung đến việc bạn cảm thấy thế nào về con. Điều này khiến con mất tập trung vào việc khám phá những cảm xúc liên quan trực tiếp đến hậu quả hành động của mình (chẳng hạn như hối hận).

Thay vào đó, con sẽ trút giận lên bạn; tức là con bận tâm đến việc bạn bất công như thế nào. Theo thời gian, điều này sẽ khiến con không tập trung vào những gì cần cải thiện mà chỉ nhắm vào cách người khác đối xử bất công với con. Nói cách khác, con sẽ phát triển tư duy trở thành nạn nhân chứ không phải trách nhiệm cá nhân.

Sự chỉ trích nuôi dưỡng cảm giác xấu hổ

Cảm thấy hối hận về những hành vi sai trái là cảm xúc tự nhiên và lành mạnh, nhưng xấu hổ là có hại. Khi cảm thấy xấu hổ, chúng ta bắt đầu tin rằng mình vốn có nhiều khuyết điểm và do đó bất lực trong việc thay đổi.

Vì vậy, nếu chúng ta muốn con mình sẵn sàng giải quyết các hành vi có vấn đề, chúng ta phải cho con biết rằng việc phạm sai lầm là điều bình thường. Chúng ta phải khuyến khích con thử lại chứ không phải phủ nhận chúng.

Chỉ trích tạo ra nỗi đau không đáng có

Cuộc sống vốn đã đầy thử thách đối với con. Mỗi ngày, con phải đối mặt với áp lực học tập ở trường, áp lực xã hội từ các bạn cùng lứa và mối đe dọa bắt nạt trực tuyến, ngoại tuyến luôn hiện hữu, việc tăng thêm căng thẳng cho con một cách không cần thiết sẽ khiến con khó phát triển thành một người trưởng thành vui vẻ, khỏe mạnh.

Khi bạn đánh giá con, con sẽ học cách tự đánh giá chính mình

Nếu bạn có thói quen chỉ trích con, con sẽ bắt đầu chỉ trích bản thân mình một cách gay gắt hơn. Điều này có thể khiến con không thể cảm nhận được cảm giác khen thưởng thực sự khi đạt được điều gì đó (ví dụ: nếu con đạt điểm A trong một bài tập, thay vì tự hào về bản thân, con sẽ tự trách mắng mình vì không đạt điểm A+).

Hơn nữa, những đứa trẻ thường xuyên sợ thất bại sẽ từ chối cố gắng theo đuổi mục tiêu của mình, điều này gây cản trở sự phát triển của chúng.

Sự chỉ trích làm xói mòn lòng tin giữa cha mẹ và con cái

Nếu con bạn cảm thấy bị cha mẹ chỉ trích mỗi khi mắc lỗi, cuối cùng bé sẽ nghĩ rằng mình không thể tin tưởng người lớn. Để tồn tại mối quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và con cái, con cần biết bạn yêu con vô điều kiện.

Theo psy-ed.com

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ