Cách đơn giản dạy trẻ tiết kiệm ngay từ nhỏ

GD&TĐ - Ngoài việc tránh tiêu xài hoang phí, tiết kiệm còn rèn luyện cho con người tính khôn ngoan và trách nhiệm với số tiền mình có.

Bằng cách dạy trẻ tiết kiệm, trẻ sẽ biết quý trọng số tiền mình có. (Ảnh: ITN).
Bằng cách dạy trẻ tiết kiệm, trẻ sẽ biết quý trọng số tiền mình có. (Ảnh: ITN).

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần được làm quen với khái niệm tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ có thể giáo dục con tự lập và tằn tiện hơn bằng cách tiết kiệm.

Cách dạy con tiết kiệm từ sớm

Dưới đây là những cách mà bạn nên áp dụng để dạy con tiết kiệm ngay từ nhỏ và trở thành thói quen tốt cho tương lai của con.

Giải thích về tiền bạc và lợi ích của tiết kiệm

Với tư cách là cha mẹ, bạn cần đưa ra lời giải thích và hiểu biết về tiền bạc. Bắt đầu từ loại tiền, số lượng và lợi ích của tiền.

Bạn có thể giải thích với con tiền là thứ quan trọng, nhưng không phải là thứ đáng quý nhất trong cuộc sống. Phân tích cụ thể cho con số tiền được dùng để mua nhu yếu phẩm hàng ngày và các chi phí khác. Có như vậy, trẻ mới biết quý trọng đồng tiền, biết sử dụng khi cần thiết để không bị cạn kiệt nhanh chóng.

Cho trẻ tham gia tiêu tiền

Tiết kiệm ngay từ nhỏ sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng chịu trách nhiệm và trở thành những cá nhân độc lập. (Ảnh: ITN).
Tiết kiệm ngay từ nhỏ sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng chịu trách nhiệm và trở thành những cá nhân độc lập. (Ảnh: ITN).

Điều tiếp theo là dạy con kỹ năng tiêu tiền. Ví dụ, bạn có thể đưa con đi mua sắm để cho chúng biết tiền là phương tiện thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.

Mua cho con một con heo đất

Bạn cũng có thể mua heo đất để làm công cụ giúp các bé cất tiền. Hãy mua một chú heo đất có họa tiết dễ thương, điều này giúp con tích cực hơn trong việc tiết kiệm.

Không đáp ứng ngay những gì trẻ yêu cầu

Hãy cho con hiểu rằng chúng ta không thể sở hữu mọi thứ ngay lập tức. Tất cả có được từ sự chăm chỉ, kiên nhẫn và tinh thần chiến đấu.

Lấy ví dụ về một món đồ chơi, bạn có thể hướng dẫn trẻ kiên trì tiết kiệm cho đến khi nào mua được món đồ chơi này. Bằng cách đó, dần dần trẻ sẽ hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đạt được điều gì đó một cách siêng năng và kiên nhẫn.

Lợi ích của việc dạy trẻ tiết kiệm sớm

Quản lý tốt tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi cá nhân phải nắm vững. (Ảnh: ITN).
Quản lý tốt tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi cá nhân phải nắm vững. (Ảnh: ITN).

Dạy con tiết kiệm càng sớm càng tốt, điều này không chỉ tốt cho việc hình thành thói quen tích cực mà còn có một số lợi ích như sau:

Trẻ sẽ học cách quý trọng đồng tiền

Bằng cách dạy trẻ tiết kiệm, trẻ sẽ biết quý trọng số tiền mình có. Trẻ cần hiểu rằng kiếm tiền không hề dễ dàng, nó cần sự chăm chỉ và kiên nhẫn.

Dần dần khi trẻ đã quen với việc tiết kiệm, chúng sẽ tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn. Trẻ sẽ không dùng tiền vào việc ít quan trọng hoặc những mong muốn nhất thời.

Dạy tính kỷ luật

Bằng cách nhắc nhở trẻ thường xuyên dành ra một số tiền tiêu vặt để tiết kiệm, trẻ sẽ rèn luyện được tính kỷ luật trong mọi việc cũng như tính kiên định trong mục tiêu tiết kiệm.

Học cách sống tằn tiện

Thói quen tiết kiệm từ nhỏ có thể rèn luyện cho trẻ học cách sống thanh đạm. Sau này, khi con cái lớn lên, chúng quen với việc sử dụng tiền vừa đủ chứ không phung phí số tiền mình có cho những thú vui vô bổ.

Độc lập và có trách nhiệm

Tiết kiệm ngay từ nhỏ sẽ rèn luyện cho trẻ khả năng chịu trách nhiệm và trở thành những cá nhân độc lập. Điều này phù hợp với lợi ích đầu tiên, đó là học cách coi trọng đồng tiền. Ví dụ, khi trẻ muốn một thứ gì đó, trẻ sẽ cố gắng tiết kiệm và kiên nhẫn cho đến khi có đủ số tiền tiết kiệm để mua thứ mình muốn.

Có khả năng quản lý tài chính tốt

Quản lý tốt tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi cá nhân phải nắm vững. Bởi vì, nếu quản lý tài chính tốt, chúng ta cũng sẽ tiết kiệm được cho hiện tại và tương lai. Rèn cho trẻ thói quen tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ là điều bạn phải tính đến vì lợi ích của con sau này.

Hiểu tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp

Dạy trẻ tiết kiệm sớm cũng giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu rằng trong tương lai có nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo bfi.co.id

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.