Cách diệt mọt gạo nhanh và hiệu quả

GD&TĐ - Mọt gạo không những gây mất thẩm mỹ cho gạo mà còn khiến giá trị dinh dưỡng cũng như vị ngon của gạo giảm đi.

Không được để mọt xâm nhập vào gạo rất có hại cho sức khỏe (hình minh họa)
Không được để mọt xâm nhập vào gạo rất có hại cho sức khỏe (hình minh họa)

Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn gần hết phần tinh bột bên trong hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng, làm giảm chất lượng của gạo.

Vậy làm sao để tiêu diệt loại mọt gạo này? Hãy tham khảo những mẹo hữu ích sau đây mọt gạo không còn làm phiền bạn nữa.

Cách bảo quản gạo

Cần để gạo trong thùng kín, khô, vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển. Vệ sinh vật dụng đựng gạo trước khi cho gạo vào. Để thực hiện điều hãy rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.

Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng đựng gạo vì loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiềm ẩn trong môi trường tự nhiên và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.

Không nên mua quá nhiều gạo một lúc. Khi mua nhiều gạo, bạn khó khăn trong việc bảo quản cũng như kiểm tra hơn, hoặc khi đã bị nhiễm mọt hoặc mốc, hỏng thì phải vứt đi càng nhiều. Nên mua một lượng đủ dùng khi hết thì mua tiếp.

Sử dụng tủ lạnh để diệt mọt

Mọt gạo không phải do gạo cũ mới tạo thành mà thực ra trứng của mọt gạo đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt đen trong gạo.

Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển, chính vì vậy trước khi cho gạo vào thùng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 - 5 ngày.

Không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.

Sử dụng ớt để đuổi mọt

Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi. Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.

Sử dụng muối để xua mọt

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên điều cần lưu ý là không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.

Dùng máy sấy để gom mọt xử lý

Máy sấy cũng có tác dụng đuổi mọt rất hiệu quả. Trước tiên, trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này chỉ cần gom lại và buộc chặt vào túi nilong hoặc đem xử lý theo cách riêng.

Theo Bugwiz

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.