Cách dạy con từ 0 – 1 tuổi

GD&TĐ - Nhiều người thường nghĩ, trẻ từ 0 - 1 tuổi chỉ có hoạt động chính là ăn và ngủ. Tuy nhiên, ngay từ những tháng đầu đời này, cha mẹ cũng phải đặt ra cho con mục tiêu học tập rõ ràng và nên dành thời gian nghiên cứu cách dạy con như thế nào cho hợp lý, khoa học và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. Vũ Thu Hương - Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội khuyên cha mẹ nên dạy con trong độ tuổi này theo các bước sau:

1. Dạy con theo khoa học

Khi cho con ăn hay rèn các thói quen cho con, cha mẹ hãy nghe theo khoa học, đừng nghe theo kinh nghiệm truyền khẩu.

2. Hãy cho con ra ngoài nhiều hơn

Không khí trong nhà thường rất ô nhiễm vì ít khi được lưu thông. Không gian bên ngoài cao 10.000km trong khi trong nhà chỉ vài mét. Vì thế, ở ngoài có bẩn thì cái bẩn đó cũng được khuếch tán rộng rãi nên mật độ chất bẩn ít hơn trong nhà nhiều, đặc biệt là vi khuẩn. Lượng ô-xi lại dồi dào, tha hồ mà hít thở. Vì thế, ngay từ những tháng đầu đời, cha mẹ cũng cần đưa con ra “hóng gió” ít nhất 1 tiếng/ngày.

3. Cho con tắm nắng

Nắng rất tốt vì cung cấp vitamin (đặc biệt là vitamin D để hấp thụ canxi) nên cha mẹ cần cho con tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều, chỉ cần tránh ánh nắng ban trưa thôi.

4. Cho con thử các món theo khả năng

Đừng nghĩ con quá bé mà ngăn cản con phát triển. Nếu con đã có phản xạ cho tay vào miệng thì nên đưa con mấy món mềm mềm như cháo chẳng hạn. Con sẽ bốc cho vào miệng ngay. Khi con có răng rồi thì nên thí nghiệm thẳng với rau củ quả luộc mềm.

5. Đừng vội cho con ăn mặn

Ít nhất là trên 1 tuổi hãy cho ăn cho con ăn muối và gia vị vì đây chính là thứ gây hại cho cái thận non nớt của con. Cho con tự cảm nhận hương vị tự nhiên của món ăn sẽ rất thú vị.

6. Đừng ngại cho con nghịch bẩn, nghịch xong lại lau rửa sạch sẽ cho con là ổn hết. Trẻ sẽ phát triển não rất tốt từ hành vi nghịch bẩn.

7. Cho con chơi tự do

Hãy để con tự do chơi trong khoảng không gian an toàn, mềm mại để ngã không đau lắm rồi để tự con tập đứng, tập đi. Đừng lao vào đỡ con ngay. Con sẽ rút kinh nghiệm ngay thôi.

8. Ngăn chặn sớm thói ăn vạ

Khi con bị ngã, đừng đổ lỗi cho sàn nhà hay bàn ghế... Hãy vuốt ve con chút, kiểm tra chắc chắn con không sao thì để con tự nín. Đừng dỗ dành liên miệng mà con sẽ theo đó hình thành thói quen ăn vạ.

Khi con khóc, hãy kiểm tra mọi thứ của con trong im lặng, đừng nói nựng hay dỗ dành. Nếu con không có vấn đề gì thì không dỗ, hãy để con tự nín, dần dần con sẽ ngoan hơn.

9. Âu yếm con thường xuyên

Một ngày vuốt ve toàn thân cho con nhiều lần, con sẽ chóng lớn hơn vì cảm nhận được tình yêu của cha mẹ qua sự vuốt ve đó.

10. Trò chuyện nhiều hơn với con

Lên kế hoạch nói chuyện với con thật nhiều bằng giọng chuẩn, gọi con đúng tên. Con sẽ nói nhanh và nói chuẩn hơn đấy nhé.

11. Tuyệt đối không cho ai thơm vào mặt, miệng con. Hoàn toàn có thể người đó sẽ là ổ vi trùng lây bệnh cho con. Dĩ nhiên, nếu không thể cấm được thì ngay sau khi con “được” thơm, hãy vệ sinh cho con khẩn cấp.

TS. Vũ Thu Hương mong rằng: Với những nhắn nhủ có vẻ hơi trái với suy nghĩ của nhiều mẹ bỉm sửa một chút nhưng lại rất cần thiết trong việc nuôi dạy con thời hiện đại. Đó là kinh nghiệm, trải nghiệm và những đúc rút từ thực tế, hi vọng các bậc cha mẹ sẽ là những phụ huynh thông thái và nuôi dạy con thành công ngay từ bước khởi đầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...