Cách dạy con trai 3 tuổi làm việc nhà của bà mẹ Mỹ

Tôi đã không đi theo để sửa chữa những thứ con đã làm. Tôi thích để làm việc nhà trở thành trách nhiệm tự nhiên của con.

Cách dạy con trai 3 tuổi làm việc nhà của bà mẹ Mỹ
Con trai tôi là một đứa cực kì bám mẹ. Điều đó không có nghĩa là nó không thể rời mẹ giây phút nào, tuy nhiên nó luôn muốn mẹ ở bên. Cậu bé thích ngồi trên đùi tôi hơn là ngồi trên ghế, thích chơi cùng tôi hơn là chơi một mình, thích làm mọi việc cùng tôi hơn với một ai khác.
Tôi biết là cậu bé cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở bên tôi. Nhưng thật lòng mà nói, tôi cố tình không bận tâm đến những cái ôm, những lần nó rúc vào người tôi, dù đôi khi nó cũng huých không nhẹ nhàng lắm. Tôi lo lắng khi nào thằng bé mới có thể tự lập. Tôi rất hạnh phúc khi được ở bên con, nhưng tôi cũng cần phải dạy nó tự lập và có trách nhiệm.
Tôi thường có chút do dự khi để con tự làm mọi thứ một mình. Phải mất vài tuần đến vài tháng để con tôi có thể tự mặc quần áo hay để chén đĩa vào bồn sau bữa ăn. Cuối cùng thì tôi cũng bắt tay vào việc khuyến khích những việc con làm dù là những việc nhỏ nhặt nhất có thể.

Bây giờ đã đến lúc thằng bé có thể làm việc nhà một cách thực sự. Như những đứa trẻ khác, thằng bé thích cảm giác làm được gì có ích. Cu cậu sẵn sàng giúp tôi quét dọn nhà cửa, không phiền làm trợ lý giặt là hay là người xếp bát đĩa cho mẹ.
Sự khác biệt là giờ cậu bé đã 3 tuổi, muốn làm những việc thực sự to lớn và có ích, chứ không phải làm cho vui nữa.

Cách dạy con trai 3 tuổi làm việc nhà của bà mẹ Mỹ ảnh 1
Tôi để con quan sát mình khi tôi làm việc nhà, dạy con cách làm, nhắc con quan sát để khi nào con sẽ phải tự mình làm.

Trước đó, giáo viên ở trường mầm non của con tôi dã chia sẻ một số lời khuyên rất ý nghĩa trong cuộc họp phụ huynh. Cô giáo nói rằng việc khuyến khích con làm việc nhà là rất quan trọng, giờ là lúc để các con bắt đầu làm việc nhà, có thể từ những việc đơn giản như dọn giường hay sắp bàn ăn. Cô chỉ ra rằng lứa tuổi này là thời điểm thích hợp để các con không chỉ học cách làm mọi việc, mà còn hiểu đó là một phần trách nhiệm của các con ở nhà.

Và cô còn có một gợi ý của cô mà tôi rất tâm đắc. Đó là đừng đi theo và “sửa chữa” những thứ con đã làm, nếu không chúng sẽ có suy nghĩ rằng kiểu gì mẹ cũng sẽ làm lại một cách hẳn hoi. Tôi thích cái ý tưởng biến việc nhà trở thành trách nhiệm tự nhiên – một việc cần làm khi là một thành viên của gia đình, chứ không phải làm vì bị bắt ép hay để được khen.
Vậy nên giờ đây, khi chúng tôi đã trải qua khoảng thời gian ấy, tôi đã cố ghi lại những gì con tôi có thể tự làm được và việc gì là quan trọng với chúng tôi khi là một gia đình. Chúng tôi không có những danh sách công việc, khen thưởng hay phạt, mà mỗi ngày chúng tôi dạy con làm việc này việc kia như thế nào và để nó tự làm.
Tôi cố chỉ dẫn, để con có thể hoàn thành được các công việc mà không từ bỏ vì thất bại lặp đi lặp lại. Tôi không cho con nhiều cơ hội để làm ẩu. Tôi chọn những công việc con đã có thể làm, hoặc nếu không sẽ điều chỉnh để nó trở nên dễ dàng hơn cho con có thể tự mình làm nó.

Ví dụ, chúng tôi thường xuyên sử dụng bát đĩa nhựa từ khi con có nhiệm vụ “ném” bát đĩa vào bồn. Với cách này, tôi sẽ chẳng phải lo lắng về va đập. Chúng tôi dạy con cách di chuyển chiếc ghế, cái bàn khi nó cản trở con khi lau dọn nhà. Thay vì chỉ để con chạy quanh nhà với chiếc chổi, tôi chỉ cho con làm thế nào để hót rác vào, và đổ rác vào thùng rác ra sao. Chúng tôi dựng những cái móc hay cái giỏ ở tầm thấp để con có thể tự treo áo khoác của mình lên, hay tự cất giầy của mình đi, hay thay vì để con vứt linh tinh đồ bất kì vào máy sấy thì tôi dạy con chỉ để quần áo ẩm vào đó thôi.

Tôi để con quan sát mình khi tôi làm việc nhà, dạy con cách làm, nhắc con quan sát để khi nào con sẽ phải tự mình làm. Đôi khi, nó chủ động muốn thử trước, đôi khi tôi lại đợi đến khi nó thực sự làm được thì mới cho thử. Đôi khi những gì nó làm chỉ làm mọi thứ rối hơn là giúp đỡ, đôi khi nó cũng đùn đẩy khi nó chỉ muốn tôi làm. Nhưng sự tự hào trên khuôn mặt con khi làm việc gì đó hay khi tôi cảm ơn con thực sự xứng đáng với thời gian, sự kiên nhẫn, công sức tôi bỏ ra, vì tôi cảm thấy tinh thần trách nhiệm trong mỗi việc con làm.
Mục tiêu của tôi là tiếp tục chú ý xem con có thể làm gì và cho con cơ hội để làm. Thật khó để nhận ra con đang thực sự lớn lên khi con chỉ muốn làm bạn với tôi và ôm ấp trong lòng tôi, nhưng thực sự con có thể làm nhiều hơn những gì tôi nghĩ.
Theo Afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ