Bố mẹ vội vàng can thiệp khi con gặp khó khăn
Khi con gặp khó khăn, cha mẹ đương nhiêu không thể khoanh tay đứng nhìn. Thế nhưng nếu việc nào cũng giúp, là cách dạy con sai lầm, thậm chí là những việc nhỏ nhặt, sẽ cực kỳ không tốt cho việc phát triển nhân cách và trí tuệ của con.
Chẳng hạn như: Con than thở hôm nay bài khó quá, bố đã vội vàng giải hộ. Con không may ngã một cái, mẹ đã hốt hoảng lao ra đỡ.
Theo các nhà tâm lý học: sự bao bọc thái quá này sẽ cực kỳ có hại cho con, sẽ tạo ra thế hệ những "thiếu niên mặc bỉm". Thay vào đó, cha mẹ hãy dạy con tự đối mặt, xoay sở, giải quyết với những khó khăn của mình. Đồng thời cũng hãy để con làm quen với những cảm xúc khó chịu trong cuộc sống như thất vọng, hụt hẫng.
Khi gặp bài khó, hãy để con động não, nếu con không làm được hãy hướng dẫn con làm, không được giải trực tiếp. Khi con bị ngã, hãy để con tự đứng dậy và bước đi.
Hãy tập cho con mỉm cười trước thất bại
Ở Nhật, các giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết nhiều bài khó, dù họ biết rằng học trò của mình sẽ không làm được. Thậm chí, họ liên tục khuyến khích các em cố gắng tìm ra đáp án. Dù không trả lời được, hay trả lời sai cũng không hề bị chê trách.
Người Nhật quan niệm: Trẻ đưa ra câu trả lời sai không đáng chê trách. Chỉ có trẻ không cố gắng làm gì mới đáng bị chê trách.
Vậy nên, cha mẹ hãy dạy cho con đối diện với khó khăn và mỉm cười trước thất bại. Có va vấp mới có thể trưởng thành, kiên cường và cứng cáp trước cuộc sống.