Đặc biệt là khi bạn không sống với họ hoặc đang ở một thành phố khác.
Bạn thường xuyên tự hỏi: Họ có ổn không? Họ có cần giúp đỡ không? Họ có cô đơn không? Nếu đây thực sự là cảm giác của bạn thì bạn không đơn độc.
Nhiều người trên khắp thế giới đang trải qua những thăng trầm trong việc chăm sóc bố mẹ già. Nhưng nhiệm vụ khó khăn đến mấy cũng sẽ có cách giải quyết. Dưới đây là 5 giải pháp giúp bạn giải tỏa lo lắng và áp lực trong việc chăm sóc đời sống tinh thần cho bố mẹ.
Lên lịch đến thăm bố mẹ thường xuyên
Khi bố mẹ già đi, rất khó để bạn biết khi nào họ cần được giúp đỡ nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn đang bận rộn với các trách nhiệm trong cuộc sống riêng.
Dẫu vậy, bố mẹ càng nhiều tuổi, việc dành thời gian chất lượng cho họ càng trở nên quan trọng. Để thực hiện được điều này, hãy cố gắng sắp xếp các chuyến thăm định kỳ tùy thuộc vào khoảng cách bạn sống và mức độ chăm sóc mà bố mẹ cần. Nếu bạn và bố mẹ ở cùng thành phố, hãy cố gắng gặp họ vài lần một tháng.
Lên lịch họp vào cùng một ngày mỗi tuần để bạn và bố mẹ đều cảm thấy dễ nhớ. Trong chuyến thăm của bạn, hãy chú ý giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc và thuốc men, đồng thời bầu bạn với họ: Chơi cờ hoặc đánh bài, xem phim, đi dạo hoặc làm bất cứ điều gì để giữ cho đầu óc minh mẫn và cơ thể năng động nhất có thể.
Nếu bạn không thể đến thăm bố mẹ thường xuyên thì một lá thư hoặc món quà bất ngờ cũng đủ để cho thấy bạn thực sự quan tâm họ. Cảm giác được yêu thương có thể mang lại sức khỏe tốt hơn cho người già.
Trong khi đó, sự cô đơn và trầm cảm mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, hệ thống miễn dịch yếu hơn và tăng cortisol (một loại hormone gây căng thẳng) gây áp lực cho cơ thể của người già.
Sử dụng công nghệ để duy trì kết nối với bố mẹ
Giao tiếp là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người già. (Ảnh: ITN). |
Khi con cái trưởng thành, việc chăm sóc bố mẹ già có thể là một thách thức khi bố mẹ và con cái không sống cùng một nơi. Nhưng, trong thời đại ngày nay, các công cụ giao tiếp đã giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách này.
Thường xuyên gọi điện cho bố mẹ, gửi tin nhắn và thực hiện cuộc trò chuyện video bất cứ khi nào có thể. Giao tiếp là ưu tiên hàng đầu khi chăm sóc người già. Nó sẽ giúp bạn hiểu nhu cầu và mong muốn của họ đồng thời củng cố mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.
Duy trì giao tiếp cởi mở giữa bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình
Đừng ngại hỏi trực tiếp bố mẹ về những gì họ cần giúp đỡ. (Ảnh: ITN). |
Sẽ rất khó khăn nếu một mình bạn đảm nhiệm việc chăm sóc bố mẹ, vì thế bạn cần sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong gia đình.
Duy trì những cuộc cuộc đối thoại cởi mở với mọi người là rất quan trọng để luôn thống nhất quan điểm và đảm bảo mọi người được thông báo về các vấn đề sức khỏe của bố mẹ cùng các yêu cầu hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày. Điều này cũng sẽ giúp bạn yên tâm khi biết rằng bạn không phải là người duy nhất đang lo lắng cho bố mẹ.
Đừng ngại hỏi trực tiếp bố mẹ về những gì họ cần giúp đỡ, họ đang gặp khó khăn ở đâu? Hoặc thậm chí, một số điều khiến họ hạnh phúc hơn hàng ngày là gì? Bằng cách tạo một cuộc đối thoại cởi mở trực tiếp với bố mẹ, bạn sẽ tránh được việc cho rằng điều gì đó không đúng hoặc bỏ sót điều gì đó quan trọng đối với họ.
Xem xét kế hoạch tài chính của bố mẹ
Bạn không chỉ giúp bố mẹ mình khỏe mạnh, mà với tư cách là người chăm sóc, bạn có thể phải hỗ trợ họ lập kế hoạch tài chính để đảm sức khỏe cho tương lai.
Dành thời gian với bố mẹ để xem xét ngân sách và chi phí hàng tháng của họ. Tìm cách giúp họ tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm khi biết rằng bố mẹ đang sống trong khả năng của mình, thiết lập ngân sách thực tế và chi tiêu phù hợp.
Chăm sóc bản thân
Chỉ khi chúng ta tự giúp mình trước thì chúng ta mới có thể giúp đỡ người khác một cách hiệu quả. Chăm sóc bản thân, sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn là một trong những điều quan trọng nhất nhưng thường bị lãng quên.
Khi các nhu cầu cá nhân của bạn, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bạn, được chăm sóc, cha mẹ già của bạn cũng sẽ được hưởng lợi.
Hãy cảnh giác với các dấu hiệu căng thẳng để bạn có thể lùi lại một bước khi cần thiết. Nếu bạn thấy khối lượng công việc chăm sóc quá nhiều để tự mình xử lý, có lẽ đã đến lúc tìm kiếm các nguồn thay thế như nhóm hỗ trợ đặc biệt hoặc bất cứ ai có thể cùng bạn chia sẻ trách nhiệm này.