Cách chăm sóc cho người bị tai biến mạch máu não

Làm thế nào để có thể chăm sóc cho người bị bệnh tai biến là câu hỏi của rất nhiều người, ta hãy đi tìm câu trả lời nhé.

Cách chăm sóc cho người bị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là tai biến là một bệnh đã trở nên khá phổ biến ở nước ta. Nhưng làm thế nào để có thể chăm sóc người bị bệnh tai biến đúng cách nhất và cũng như là để phòng tránh đột quỵ?

Chăm sóc cho người bị tai biến mạch máu não

Để giúp cho người bệnh mau chóng bình phục cũng như phòng tránh được những biến chứng của bệnh thì người nhà của những bệnh nhân cần phải chú ý chế độ chăm sóc cho người bị tai biến như sau:

1. Nên lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng thì việc lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân là rất cần thiết. Đặc biệt là khi bệnh nhân còn nằm điều trị thì việc truyền dịch để duy trì dinh dưỡng và sự sống cho bệnh nhân là vô cùng cần thiết.

Trong trường hợp không có điều kiện truyền dịch thì người chăm sóc cần phải lên một kế hoạch dinh dưỡng là hết sức quan trọng. Người chăm sóc nên chọn những loại thực phẩm hợp khẩu vị của người bệnh, bữa ăn phong phú, nhiều chất xơ, rau giúp hạn chế khả năng bệnh nhân bị táo bón mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Cach cham soc cho nguoi bi tai bien mach mau nao - Anh 1

Cần phai chăm sóc người bị tai biến như thế nào?

Theo ý kiến của các bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần đảm bảo từ 1.800- 2.000 Kcal/ ngày chia đều 3-4 bữa trong ngày. Những người chăm sóc cũng cần phải chú ý nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm mềm, ăn từ từ, không ép bệnh nhân ăn, tránh không để bệnh nhân nghẹn, sặc gây nguy hiểm tới tính mạng.

2. Hãy đề phòng biến chứng hô hấp mà bệnh gây nên

Do bệnh mà lúc này bệnh nhân vẫn đang nằm liệt một chỗ trong một thời gian dài dài vì vậy mà bệnh nhân rất dễ xuất hiện những hiện tượng ứ đọng dịch, đờm gây tắc nghẽn đường thở, ngoài ra mồ hôi thoát ra nhiều nhưng không được chú ý lau khô từ đó dễ bị bệnh về hô hấp như viêm phế quản dẫn tới viêm phổi…

Cũng chính vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên người nhà cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân cần phải thường xuyên đỡ bệnh nhân ngồi, khum tay vỗ vào phần lưng cho bệnh nhân để phần dịch đờm ứ đọng trong phổi bệnh nhân bong và thoát ra ngoài.

Trong trường hợp, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi thì việc lau khô để hút mồ hôi, nhằm hạn chế cho mồ hôi thấm vào phổi gây viêm đường hô hấp.

3. Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não thì không thể tự chủ khi đi tiểu tiện và đại tiện và cũng vì vậy mà việc vệ sinh cho bệnh nhân sau khi bệnh nhân đi vệ sinh rất quan trọng. Sau khi bệnh nhân đại tiểu tiện người chăm sóc cần chú ý rửa và lau khô cho bệnh nhân.

Ngoài việc thưởng xuyên vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân thì việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần nhiều chất xơ và rau xanh, tránh để bệnh nhân bị táo bón, theo dõi và cần thụt cho bệnh nhân nếu lâu không thấy bệnh nhân đại tiện.

4. Hãy khuyến khích bệnh nhân cố gắng vận động thay vì “nằm ì”

Hầu hết những bệnh nhân bị tai biến thường nằm nhiều, tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ thường khiến bệnh nhân bị tai biến mạch máu lão bị loét da. Những chỗ thường bị loét là những vùng bị tỳ đè lâu, vùng cụt, gót chân vai, mông… vì vậy người nhà khi chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cần chú ý thường xuyên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân (thường 2 giờ/ 1 lần).

Ngoài ra, việc giúp bệnh nhân “vận động” thì người nhà cũng nên chú ý lót giường cho bệnh nhân bằng vải mềm, đệm hơi hoặc nước. Với những vùng bị tỳ đè thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng, giúp bệnh nhân vận động nhẹ nhàng.

5. Khi xuất hiện những vết loét cần phải được chăm sóc cẩn thận

Khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những vết loét thì nên rửa vết loét với dung dịch muối sinh lý 1-2 lần/ ngày. Đặc biệt, người bệnh nên chú ý không tỳ đè thêm lên vết loét để tránh gây nhiễm trùng nặng hơn.

Nguyên nhân nào gây nên đột quỵ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đột quỵ, nhưng thông thường sẽ có một số những nguyên nhân chính sau đây:

+ Do mạch máu não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch;

+ Do xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp - hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não;

+ Do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não) cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Đối tượng chính khi bị đột quỵ chủ yếu là người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì-thừa cân, lười vận động…

Trên đây là những lưu ý giúp người nhà bệnh nhân có thể chăm sóc những người bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, người nhà cũng nên chú ý dù có chế độ như thế nào thì cũng cần phải chú ý đến những chỉ dẫn của bác sĩ để có phương pháp điều trị cho đúng.

Theo Phụ Nữ Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ