Cách biến ruột gối ngả vàng thành trắng tinh chỉ trong “1 nốt nhạc“

Khi ruột gối bị ngả màu, bạn đừng vội vứt bỏ nhé. Vẫn có cách tẩy trắng chúng cực nhanh và gọn.

Bạn nên thường xuyên giặt ruột gối khoảng 3 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Bạn nên thường xuyên giặt ruột gối khoảng 3 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Không chỉ giặt giũ vỏ gối, chính ruột gối bên trong cũng đóng vai trò quan trọng trong việc "bảo vệ" giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

Sau đây là cách vệ sinh ruột gối cùng lời khuyên cho việc khi nào bạn nên có một chiếc gối mới.

Giặt ruột gối thế nào?

Lý do của việc ruột gối sau một thời gian sử dụng thường chuyển sang màu vàng ố mặc dù chúng ta vẫn bọc một lớp áo gối bên ngoài, đó là do ruột gối thấm hút mồ hôi da đầu, da mặt và các chất bẩn khác trong quá trình sử dụng, những vệt mồ hôi khi thấm qua lớp vải một thời gian sẽ hình thành vệt ố vàng.

Nếu bạn không thường xuyên giặt ruột gối mà để sử dụng chúng lâu ngày sẽ gây nên một số bệnh về da liễu như mụn, nấm da... rất có nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như là dị ứng, hen suyễn…

Mặc khác, nhiều người lại thường xuyên vứt các ruột gối khi chúng bị ố vàng là điều lãng phí. Bạn có thể tẩy trắng ruột gối bằng máy giặt khoảng 3 tháng/lần tại nhà rất đơn giản.

Chuẩn bị:

- Nước nóng

- 1 cốc bột giặt

- 1 cốc nước rửa chén

- 1 cốc thuốc tẩy (nếu có thể, hãy sử dụng loại thuốc tẩy có thành phần tự nhiên, ít clo)

- 1/2 cốc bột hàn the

Ruột gối ngả vàng đừng vội vứt đi, đây là cách biến nó trắng tinh trở lại trong vòng 1 nốt nhạc - Ảnh 2.

Tỷ lệ các thành phần để cho vào giặt ruột gối càng chính xác thì hiệu quả đem lại sẽ càng cao.

Thực hiện:

- Bạn nên xem hướng dẫn sử dụng trên nhãn ruột gối để chọn thể chọn chế độ giặt phù hợp.

- Bước đầu tiên, bạn chọn chế độ giặt nước nóng và xả đầy lồng giặt. Kế tiếp, bạn cho tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn: bột giặt, thuốc tẩy, nước rửa chén, ½ chén bột hàn the vào máy giặt.

- Tiếp theo, khi đã cho tất cả vào trong máy giặt, bạn bắt đầu khởi động máy để hòa trộn hỗn hợp trên.

- Sau đó, tùy theo thể tích mà lồng giặt có thể chứa được, bạn cho ruột gối vào từ 2-3 cái vào và cho máy giặt với chu trình giặt thông thường.

- Nếu bạn giặt gối bằng tay hãy hòa hỗn hợp giặt trên cùng nhau và cho gối vào ngâm. Sau đó, bạn chỉ cần bóp nhẹ để xà bông và các chất tẩy cho trong hỗn hợp trên lấy đi hết bụi bẩn là được, cứ lặp lại cho tới khi thấy ruột gối trắng.

Sau khi xả nhiều lần cho sạch xà phòng thì cho vào nước xả ngâm để ướp mùi thơm cho gối nhé.

Ruột gối ngả vàng đừng vội vứt đi, đây là cách biến nó trắng tinh trở lại trong vòng 1 nốt nhạc - Ảnh 3.

Trước khi bắt tay vào giặt gối, đừng quên kiểm tra xem trên nhãn mác của gối có ký hiệu giặt tay hay giặt máy.

Lưu ý

Nếu bạn có một chiếc gối có ruột là lông vũ, sau mỗi lần giặt tức là bạn đã loại bỏ một số loại dầu tự nhiên của lông nhằm tạo độ mềm nhún cho gối.

Với ruột làm từ bông tổng hợp, giặt sấy nhiều lần sẽ khiến bông bị co cụm. Do đó, bạn chỉ nên giặt ruột gối 1 – 2 lần trong năm để tránh sự biến đổi của bông hoặc lông vũ.

Để an tâm hơn cho một chiếc gối sạch sẽ, bạn hãy phơi ruột gối dưới nắng trong vài giờ, đồng thời dùng tay đập mạnh để bay bụi bẩn, mùi hôi. Thực hiện cách này vào mỗi cuối tuần là tốt nhất.

Bao lâu nên thay gối một lần

Chưa từng có ý kiến khoa học chính xác nào giúp xác định đúng thời điểm để thay mới một chiếc gối kê đầu. Có một cách sau đây bạn có thể thử để quyết định làm gì với những chiếc gối của mình.

Nancy Rothstein, nhà tư vấn và giáo dục tự gọi mình là "đại sứ giấc ngủ" cho biết: "Nếu bạn có một chiếc gối nệm cao su, hãy gấp đôi nó. Nếu gối không thể trở lại hình dạng lúc ban đầu thì đã đến lúc bạn nên bỏ nó đi."

Ruột gối ngả vàng đừng vội vứt đi, đây là cách biến nó trắng tinh trở lại trong vòng 1 nốt nhạc - Ảnh 4.

Nếu bạn đang dùng một chiếc gối nhồi bông, hãy thay mới sau 6 tháng sử dụng để tránh những tác hại không đáng có cho cơ thể.

Ngay cả những chiếc gối không bị biến dạng khi gấp đôi hay nhìn vẫn sạch sẽ, không có vết ố vàng vẫn chứa những thứ dơ bẩn như dầu hay dịch tiết từ cơ thể, da chết, bụi bẩn từ không khí.

Hơn nữa, cứ sau khoảng 1/3 thời gian trong ngày bạn nằm trên gối, lật xoắn đủ kiểu, những thứ nhồi bên trong gối lại hư hao dần. Vì thế, việc thay thế những chiếc gối cũ là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia tâm lý, tác giả cuốn sách Good Night (Chúc ngủ ngon) nói rằng: "Nếu bạn có một cái gối rẻ tiền được nhồi bông nhân tạo, nên thay nó mỗi 6 tháng. Nếu đang sở hữu một chiếc gối làm từ memory foam (chất liệu có tính đàn hồi cao, tự tạo đường cong khi bạn nằm xuống) hay bất kỳ loại gối nào giúp hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, nên thay nó sau khoảng 18 đến 36 tháng".

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ