Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

GD&TĐ - Trong dịp Tết, mỗi gia đình đều dự trữ nhiều thực phẩm để sử dụng trong nhiều ngày. Do đó, việc bảo quản thế nào để đồ ăn tươi lâu, không bị mốc hỏng.

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Bảo quản thực phẩm tươi, sống

Thịt cá

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Bảo quản thịt cá sống trong ngăn đá tủ lạnh

Nơi bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá là ngăn đá tủ lạnh. Có nhiều cách trữ thịt cá trong tủ lạnh nhưng phổ biến nhất là: bọc bằng túi đựng, sau đó ép không khí ra ngoài rồi dán kín với keo dính, bọc bằng túi nylon bảo quản thực phẩm. Khi chế biến bạn lấy ra rã đông hoàn toàn và nhớ nấu hết thực phẩm đã rã đông. 

Rau củ quả và trái cây

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Bảo quản rau củ quả trong ngăn mát tủ lạnh

Để bảo quản rau xanh tươi lâu trong ngày Tết thì bạn phải loại bỏ lá sâu, giập, cắt bỏ rễ và rửa sạch rồi cho vào túi thực phẩm buộc chặt và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với trái cây thì rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi buộc kín đưa vào ngăn mát.

Với củ quả thì bạn để nguyên, khi nào chế biến mới gọt vỏ và rửa. Nếu nó đã được bảo quản trong tủ lạnh thì khi mua về bạn cũng đưa vào tủ lạnh để bảo quản chúng. Những rau củ quả nào không gọt vỏ thì bạn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.

Bảo quản thức ăn nấu chín

Món kho

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Món kho nên để nguội rồi đậy kín sau đó đưa vào tủ lạnh

Các món kho nếu bảo quản lâu thì phải để nguội rồi đậy kín mới đưa vào tủ lạnh. Các món như thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt… bạn chỉ nên nấu đủ ăn cho 2 – 3 bữa và không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.

Bánh chưng, bánh Tét 

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Cất bánh chưng, bánh tét nơi thoáng mát

Khi nấu chín vớt bánh chưng ra thì bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi thoáng mát và luộc, chiên hoặc hấp lại nếu thấy bánh bị cứng.

Món chiên, giò chả và nem chua

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Nem giò chả bảo quản trong rổ có lỗ nhỏ nhưng tránh nơi có gió

Với món chiên, quay thì bạn đặt vào hộp lớn đổ ngập dầu rồi đặt vào ngăn mát. Khi cần ăn thì lấy đủ phần ăn hâm lại và ăn. Đối với giò chả, nem chua nếu không có tủ lạnh thì rất dễ bị thiu, hỏng. Bạn nên lột hết lớp vỏ bên ngoài tránh để đổ mồ hôi. Bảo quản trong rổ có lỗ nhỏ nhưng tránh nơi có gió. Giò chả và nem chua nên ăn trong khoảng 2 ngày, nếu bạn chưa ăn kịp nên luộc lại.

Khi bảo quản đúng cách trong tủ lạnh, giò chả sẽ giữ được 4-6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá, nếu bạn đã lỡ mua quá nhiều. Giò chả lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ.

Bảo quản các loại thực phẩm ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Để nguyên tình trạng bao bì như ban đầu và cho vào tủ lạnh bảo quản

Đối với các thực phẩm ăn sẵn bạn nên cho vào hộp và đậy kín nắp lại hoặc có thể cho vào bát, sau đó lấy màng bọc và bọc kín lại rồi cho vào tủ lạnh. Như vậy, sẽ tránh được các vi khuẩn xâm nhập vào trong nên không thể làm hỏng thực phẩm. Còn nếu bạn mua sẵn những đồ ăn đóng hộp thì hãy để nguyên tình trạng bao bì như ban đầu và cho vào tủ lạnh bảo quản.

Bảo quản các loại thực phẩm khô

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Đồ khô nên chia riêng từng loại, cho vào túi nilon để nơi khô ráo, thoáng mát

Với các loại thực phẩm khô như măng, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ… bạn nên chia riêng từng loại, cho vào túi nilon rồi dùng máy hàn miệng túi dán kín mép túi lại hoặc bảo quản trong hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng, tránh để những loại thực phẩm này dính nước vì nơi ẩm ướt sẽ làm chúng bị mốc hoặc lên men.

Bảo quản các loại thực phẩm khác

Các loại mứt

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Nên cho mứt vào lọ hoặc túi nilon và gói kín lại

Các loại mứt thường chứa nhiều đường nên rất dễ bị chảy nước và nấm mốc. Muốn bảo quản mứt lâu hơn, chúng ta nên cho vào lọ hoặc túi nilon, phủ một lớp đường trắng lên trên (để hút ẩm bên trong) và gói kín lại.

Khi ăn, các bạn chỉ nên lấy ra một lượng nhỏ, tránh dồn những phần mứt còn thừa trở lại túi hay lọ. Đối với loại thực phẩm này, bạn không nên cho vào tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài sẽ hút ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Dưa hành, củ kiệu

Cách bảo quản thực phẩm dịp Tết được lâu, không lo mốc hỏng

Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn

Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.

Lưu ý: Bạn nên để riêng thức ăn sống và thức ăn nấu chín trong những hộp riêng biệt. Bảo quản kín như vậy giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi khuẩn sang các món ăn khác.

Ngày Tết là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon cùng gia đình. Hy vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn trở thành một bà nội trợ đảm đang. Chúc bạn có một cái Tết ấm cúng bên người thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.