Nếu bạn là dân "nghiện" bánh mì nhưng không biết cách bảo quản, bánh mì sẽ không được tươi ngon. Hãy tìm hiểu cách bảo quản bánh mì dưới đây, vừa đơn giản và giúp bánh mì sử dụng được lâu nhé.
Để bánh mì ở nhiệt độ tự nhiên
Sau khi nướng bánh hoặc mua bánh về, hãy để bánh mì cho nguội ngoài không khí một thời gian trước khi cất chúng vào những dụng cụ bảo quản.
Cách bảo quản bánh mì không đúng cách sẽ khiến cho bánh mì không được “thở” và làm cho chúng bị ôi thiu nhanh chóng. Tốt nhất là nên để từ 30 phút đến 1 giờ ngoài không khí rồi sau đó nghĩ đến việc bảo quản qua đêm.
Bánh mì mới mua thông thường sẽ giữ được độ giòn ngon trong 8 - 9 tiếng nên trong khoảng thời gian này có thể dùng túi giấy hoặc giấy báo bọc chúng lại. Vì trong giấy có cơ chế thấm hút mạnh nên chỉ cần bọc chúng lại và bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát như trên bàn, trên bếp...
Lưu ý, cách này chỉ có thể giữ được độ giòn của bánh mì trong ngày và hôm sau nếu bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn hãy đến với các cách tiếp theo ở bên dưới nhé!
Gói bánh mì trong giấy bạc
Cách bảo quản bánh mì này mục đích là khiến chúng không bị thiu nhanh chóng. Nếu bạn không có hộp đựng bánh mì, bạn có thể bọc bánh mì trong giấy bạc và đựng vào hộp để qua đêm.
Hộp bánh mì cung cấp lượng thông gió hoàn hảo để bánh mì của bạn duy trì độ ẩm cũng như lớp vỏ giòn của nó. Hãy đảm bảo rằng bạn trữ số lượng bánh mì vừa phải trong một hộp đựng. Đổ quá đầy hộp sẽ làm tăng độ ẩm, có thể khiến bánh mì của bị nhão.
Bọc bánh mì bằng giấy nhôm
Giấy nhôm giữ độ ẩm tự nhiên của bánh mì khiến cho bánh mì không bị khô. Nếu bánh mì mua ở cửa hàng được gói bằng giấy thường, hãy thay nó bằng giấy nhựa hoặc giấy nhôm để bảo quản. Bánh mì sẽ vẫn giữ được độ giòn như mới mua và không hề bị khô.
Nếu không ăn hết số bánh mì cắt lát đã mua về, hãy giữ chúng trong túi nhựa. Giấy nhựa này sẽ giữ độ ẩm và bảo quản lát bánh mì của bạn tươi tối đa. Cách bảo quản bánh mì này cũng khá đơn giản, không mất thời gian và công sức để thực hiện.
Không nên để bánh mì vào tủ lạnh
Bánh mì vốn có nhân xốp, nếu để chúng vào tủ lạnh, bánh mì sẽ hút lượng ẩm có trong tủ lạnh. Điều này khiến bánh mì bị thiu nhanh hơn gấp 3 lần so với để ở nhiệt độ phòng.
Hơn nữa, cách bảo quản bánh mì trong tủ lạnh cũng khiến cho các phân tử tinh bột kết tinh, việc này giải thích hiện tượng bánh mì bị dai khi lấy ra từ tủ lạnh.
Trữ đông bánh mì
Cách bảo quản bánh mì bằng việc đông lạnh sẽ ngăn tinh bột trong bánh mì kết tinh lại và bị thiu. Nếu bạn có nhiều bánh mì hơn mức bạn có thể tiêu thụ trong vòng 2-3 ngày, cách tốt nhất để bảo quản là đông lạnh.
Bọc bánh mì bằng giấy bạc hoặc cho vào túi chân không chuyên dụng sau đó bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Dán nhãn ngày tháng để bạn có thể sử dụng theo thứ tự.
Bạn nên cân nhắc việc cắt lát bánh mì trước khi đóng đông, vì sẽ rất khó khăn cho việc cắt lát nếu bạn lấy một khối bánh mì to được đóng đá từ tủ lạnh ra để sử dụng.
Cách rã đông bánh mì: Nếu bạn đã đông lạnh bánh mì, hãy để nó rã đông ở nhiệt độ phòng. Tháo lớp bọc vỏ ngoài và để bánh mì tự rã đông.
Bánh mì tốt cho sức khỏe như thế nào?
Thành phần chính của bánh mì là bột mì. Bột mì có chứa hàm lượng Carbohydrate cao - chất này là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe. Không những vậy bánh mì còn chứa protein - một hoạt chất rất cần thiết để có một làn da khỏe mạnh.
Bánh mì còn có thành phần chất xơ nên cũng góp phần hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Ăn bánh mì bạn sẽ ít khi cảm thấy bị đầy bụng khó tiêu. Bánh mì giúp cải thiện tâm trạng và giúp não hoạt động tốt hơn: Trong bánh mì còn có sắt, flote và axid folic, những chất giúp các dây thần kinh khỏe mạnh.