Các trường hợp không được thanh toán công tác phí

GD&TĐ - Hỏi: Tôi được cử đi công tác ở Đăk Nông 1 tuần. Không may, sau 5 ngày công tác thì tôi bị đau ruột thừa cấp phải mổ cấp cứu tại bệnh viện tỉnh. Vậy trường hợp của tôi có được thanh toán tiền công tác phí hay không? - Nguyễn Thị Hải Minh (haiminh***@gmail.com).

Các trường hợp không được thanh toán công tác phí

* Trả lời:

Theo Khoản 4 Điều 1 Thông tư số: 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn các trường hợp không được thanh toán công tác phí gồm:

- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;

- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;

- Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Còn tại Khoản 3 Điều này Thông tư trên có nêu: các điều kiện để được thanh toán công tác phí như sau:

- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

- Được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác; hoặc có giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;

- Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định tại Thông tư này (trừ các trường hợp được phép thanh toán theo phương thức khoán).

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên và theo thư bạn viết: Trường hợp của bạn sẽ được thanh toán tiền công tác phí 5 ngày nếu đủ các điều kiện được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số: 97/2010/TT-BTC.

Sau ngày thứ 5 trở đi bạn sẽ không được thanh toán công tác phí vì bạn phải nằm viện điều trị (áp dụng theo Khoản 4 Điều 1 Thông tư số: 97/2010/TT-BTC).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.