Các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản 'khởi động' chương trình hợp tác

GD&TĐ - 5 trường đại học đào tạo khoa học cơ bản đã tổ chức chương trình hội nghị tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng thảo luận các chương trình hợp tác.

PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng tổng hợp các vấn đề thảo luận tại phiên trù bị của Hội nghị.
PGS.TS Lưu Trang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng tổng hợp các vấn đề thảo luận tại phiên trù bị của Hội nghị.

Ngày 9/12, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng đăng cai Hội nghị các trường đại học khoa học cơ bản năm 2023.

Tham dự hội nghị có các đơn vị gồm: Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP Hồ Chí Minh; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

Hội nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chia sẻ các kinh nghiệm, định hướng phát triển giữa các trường đại học đào tạo các ngành khoa học cơ bản.

Các trường đại học cùng chia sẻ kinh nghiệm về tuyển sinh, hợp tác truyền thông tuyển sinh, xây dựng đề án, phương thức tuyển sinh.

Một nội dung được các trường thảo luận nhiều là vấn đề công nhận chương trình đào tạo, tín chỉ giữa các đơn vị; trao đổi sinh viên tham gia một số học phần ở các trường; xây dựng chương trình 3+1, 2+2...

Các trường xác định sẽ cùng xây dựng và tuyển sinh đào tạo chương trình mới phù hợp với xu thế thời đại như: Chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; cùng xây dựng môn học, đề cương bài giảng các học phần; cùng xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy các học phần...

Ngoài ra, 5 trường đại học sẽ hợp tác về nguồn lực cơ sở vật chất như sử dụng phòng thí nghiệm trong nghiên cứu lĩnh vực về khoa học cơ bản; chia sẻ ứng dụng về công nghệ thông tin (các mô hình, phần mềm,…).

Hội nghị cũng xúc tiến các bước cho việc thành lập Câu lạc bộ các trường đào tạo khoa học cơ bản và kế hoạch hoạt động qua từng giai đoạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.